/2024_1_12_638406985857681881_social-media-marketing-la-gi.jpg)
/2024_1_1_638397494608670897_409307496_924411505719855_5538812596272384266_n.jpg)
/2024_1_1_638397494608670897_409307496_924411505719855_5538812596272384266_n.jpg)
Social Media Marketing là gì? Khám phá những bí mật về Social Media Marketing mà có thể bạn chưa biết
"Social Media Marketing là gì?" là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu về “vũ trụ” Marketing. Thực tế chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong cuộc sống hàng này. Hãy cùng với FPT Shop khám phá những nét đặc trưng nhất của Social Media Marketing ngay trong bài viết này nhé!
Marketing đã trở thành một trong những hoạt động thiết yếu không thể xem nhẹ của bất cứ một doanh nghiệp nào trong thời đại hiện nay. Thực tế, Marketing được phân ra rất nhiều phần với mỗi đặc điểm và chức năng riêng biệt. Trong thời kỳ kỷ nguyên công nghệ số bùng nổ như hiện nay thì Social Media Marketing cũng có cho mình một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được nhiều người dùng quan tâm hơn. Vậy thì Social Media Marketing là gì và nó có gì mà đặc biệt đến vậy?
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing hay tiếp thị trên mạng xã hội là một nhánh của Digital Marketing, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Instagram, X, TikTok, LinkedIn…) với mục đích tương tác và tiếp cận với khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo liên tưởng, gia tăng truy cập và doanh số bán hàng.
Có những loại Social Media Marketing nào?
Để có được một câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi Social Media Marketing là gì, chúng ta cần cùng nhau phân tích và tìm hiểu sâu hơn về các loại Social Media Marketing phổ biến hiện nay:
Content Marketing
Là một quá trình tập trung vào xây dựng, phát triển và phân phối nội dung có giá trị đánh vào đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Có khá nhiều định dạng Content Marketing khác nhau như bài đăng, video, blog, podcast, hình ảnh… Nhưng dù nó có xuất hiện với hình thức nào đi chăng nữa thì cũng đều hướng đến một mục đích chung là tạo ấn tượng, thu hút và níu giữ khách hàng.
Quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức truyền thông kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh, loại này thường phải trả tiền nhằm mục đích thông báo, thuyết phục hoặc quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, trên Social Media, quảng cáo sẽ xuất hiện một cách trực tuyến và doanh nghiệp có thể lựa chọn tự quảng cáo hoặc trả tiền cho một bên thứ 3 quảng cáo theo nhu cầu của mình.
Influencer Marketing
Influencer Marketing hay sử dụng người ảnh hưởng trên mạng xã hội là một hình thức Social Media Marketing bùng nổ mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây. Qua đó, chủ kinh doanh sẽ sử dụng sự nổi tiếng, hình ảnh của người đã có sức ảnh hưởng sẵn từ trước để dễ dàng hơn trong việc xúc tiến thương hiệu, gia tăng độ nhận biết với một hình ảnh tích cực và gần gũi nhất.
Ví dụ như Nike đã hợp tác với vận động viên Serena Williams trong sản phẩm giày chạy bộ mới ra mắt hay Shopee dùng hình ảnh của Võ Hà Linh - người được mệnh danh là “chiến thần review” để quảng bá cho mỗi đợt khuyến mãi của sàn thương mại điện tử này…
Truyền thông Marketing trả phí
Đây là việc những doanh nghiệp, nhãn hàng hoặc nhà kinh doanh thực hiện mua không gian quảng cáo trực tuyến trên các kênh mạng xã hội để thực hiện Marketing. Có thể coi hình thức này là một hoạt động Social Media Marketing cực kỳ quan trọng tại thời điểm hiện nay và được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Một số loại truyền thông Marketing mất phí phổ biến thường được sử dụng là:
- Truyền thông mạng xã hội.
- Quảng cáo banner trên không gian mạng.
- Quảng cáo khi tìm kiếm.
- Quảng cáo tự nhiên.
Quản trị mạng xã hội
Quản trị mạng xã hội trong Social Media Marketing là gì? Đây là một cách truyền thông tương đối tự nhiên, doanh nghiệp chủ yếu dùng sự nỗ lực của bản thân để tạo ra tương tác, tiếp cận tới công chúng. Những chiến dịch cụ thể được họ lên kế hoạch và thực hiện với nhiều mục tiêu như tạo ra những bước gia tăng về lượt theo dõi, lượt tương tác, xây dựng một mối liên hệ gắn bó và mật thiết hơn với khách hàng của mình.
Ý nghĩa của Social Media Marketing
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay nhiều doanh nghiệp lại coi Social Media Marketing là một trong những hình thức truyền thông chính và cần chú trọng thực hiện. Sau khi đã khám phá Social Media Marketing là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về những lợi ích mà hình thức Marketing này mang lại nhé!
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Social Media Marketing là một cách hiệu quả để có thể tăng độ nhận biết về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bởi lẽ chúng ta không thể phủ định một thực tế là số lượng người dùng mạng xã hội hiện nay đang ngày càng tăng cao, có thể coi đây là một “sân chơi màu mỡ” để doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng của mình.
Tất nhiên, một nội dung chất lượng cùng với sự nỗ lực tương tác từ bản thân doanh nghiệp trên mạng xã hội mới có thể giúp thương hiệu trở nên nổi bật và được biết đến hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng
Không giống như các hình thức Marketing truyền thống, Social Media Marketing mang đến khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi nơi trên thế giới, ở bất cứ không gian hoặc thời gian nào, chỉ cần có internet là doanh nghiệp đã có cơ hội được biết đến. Không chỉ tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí mà chúng ta còn hoàn toàn nắm được quyền chủ động trong việc lựa chọn tệp đối tượng khách hàng mà mình muốn tiếp cận dựa trên sở thích, vị trí hoặc đặc điểm của họ.
Tạo dựng mối quan hệ với từng cá nhân khách hàng
Khi doanh nghiệp thực hiện những chiến dịch, tương tác với khách hàng của mình trên môi trường mạng xã hội sẽ có thể cá nhân hoá những bài đăng, thông điệp và giá trị mang lại cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ sự hỗ trợ của rất nhiều công nghệ hiện đại liên tục xuất hiện.
Social Media Marketing tạo nên một mối quan hệ gần gũi hơn, xây dựng được lòng tin và sự trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.
Giúp tăng doanh số thương mại
Có thể nói mục tiêu doanh số hay lợi nhuận là đích đến của hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. 3 lợi ích kể trên khi kết hợp với nhau sẽ giúp hình thành nên một hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo niềm tin và động lực mua hàng từ đó giúp chúng ta đạt được lợi ích kinh tế mà mình mong muốn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động Social Media Marketing nào cũng đem lại giá trị tích cực, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều tác nhân xung quanh từ môi trường cho đến bản thân nhà quản trị. Chính vì vậy, điều cần làm là phải hiểu được bản chất Social Media Marketing là gì và làm sao để có thể triển khai vận hành nó một cách thông minh nhất.
5 giai đoạn triển khai của Social Media Marketing
Giai đoạn 1: Hoạch định chiến lược
Đây là bước đầu tiên được ví như “nền móng” của mọi hoạt động Marketing nói chung. Ở giai đoạn này, người làm truyền thông cần xác định được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của kế hoạch Social Media Marketing.
Tiếp theo, sau khi đã có được mục tiêu, chúng ta cần xác định trang mạng xã hội sẽ sử dụng sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và khách hàng của mình. Ví dụ như, nếu bạn đang kinh doanh mỹ phẩm cho giới trẻ thì nên ưu tiên chọn lựa những trang mạng có số người trẻ sử dụng lớn như TikTok, Instagram hay Facebook chẳng hạn.
Nội dung thứ ba đó chính là xác định thể loại nội dung sẽ chia sẻ dựa vào đặc điểm ngành hàng, nguồn lực bản thân và cả trang mạng mà mình đã lựa chọn. Đó có thể là bài đăng, video ngắn hoặc là hình ảnh.
Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch
Nếu bước đầu tiên là hoạch định chiến lược, thì đây sẽ là phần xây dựng những chiến thuật cụ thể hơn để thực hiện các chiến lược đó.
Vậy kế hoạch ở đây là gì? Đó là những nội dung liên quan đến phong cách, tần suất truyền thông, khung giờ đăng bài, dự báo rủi ro… Việc này thường bị nhiều nhà quản trị xem nhẹ, nhưng thực tế nếu không thực hiện sẽ khiến cho hoạt động Social Media Marketing thiếu sự nhất quán, lộn xộn, gây bối rối khi gặp sự cố bất ngờ.
Giai đoạn 3: Triển khai thực hiện
Đây là lúc các doanh nghiệp sử dụng tất cả các nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động Social Media Marketing của mình. Việc triển khai cần bám sát những chiến lược và kế hoạch đã được hoạch định sẵn để có được sự trơn tru và thuận lợi nhất.
Đặc biệt, một điều mà bạn buộc phải nhớ khi triển khai đó chính là mọi hoạt động cần phải nhất quán trong phong cách của thương hiệu, phải bộc lộ được những giá trị cốt lõi cụ thể.
Giai đoạn 4: Tương tác, lắng nghe và theo dõi
Vốn dĩ mạng xã hội là những nền tảng tập hợp rất nhiều người dùng và tiếp xúc với nhau qua việc tương tác, chính vì vậy, doanh nghiệp không chỉ bắt đầu chủ đề mà còn cần tích cực nhận và phản hồi lại với công chúng.
Mặt khác, việc triển khai truyền thông trên mạng xã hội cần cả sự kiểm soát nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả, theo dõi các phản hồi để kịp thời ngăn chặn xu hướng tiêu cực có thể xảy ra từ người dùng.
Giai đoạn 5: Phân tích kết quả
Sau khi thực hiện xong chiến dịch Social Media Marketing, chúng ta cần thu thập kết quả đạt được sau đó đem đi so sánh với mục tiêu và phân tích sự chênh lệch đó. Điều này mang lại những giá trị cực kỳ lớn giúp ta thấy được những ưu nhược điểm, hiểu hơn về chiến dịch và đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho các hoạt động Social Media Marketing sau này.
Tạm kết
Quả thực, Social Media Marketing là một công cụ mạnh mẽ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đạt được nhiều mục tiêu to lớn. Chúng ta đã cùng nhau khám phá những nét chung nhất về lĩnh vực này, có lẽ các bạn đã hiểu được Social Media Marketing là gì và những đặc điểm của nó rồi đúng không nào?
Xem thêm:
- Marketing Online là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược Marketing Online phù hợp với doanh nghiệp?
- Digital Marketing là gì? Tìm hiểu tổng quan kiến thức từ A – Z về Digital Marketing
Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay, việc sở hữu một thiết bị công nghệ hiện đại sẽ giúp đỡ rất lớn cho cuộc sống cũng như công việc của con người. Chính vì vậy, tại sao bạn không khám phá những sản phẩm đang có tại FPT Shop ngay! Xem máy tính xách tay giá tốt tại đây.