Redmi Note 12 có chống nước không? Nên làm gì khi máy bị vào nước?
Ra mắt vào giữa năm 2023 và Redmi Note 12 thực sự gây sốt vào thời điểm đó nhờ mức giá bán rẻ cùng nhiều tính năng cao cấp đi kèm. Vậy, Redmi Note 12 có chống nước không? Cùng tìm hiểu tiếp dưới đây nhé!
Trước khi giải đáp câu hỏi Redmi Note 12 có chống nước không, cần lưu ý rằng với thiết bị điện tử dù có bất kì chuẩn chống nước nào thì bạn cũng không nên lạm dụng tính năng này vì các vật liệu bảo vệ sẽ bị hao mòn theo thời gian, tác động của thời tiết và cách sử dụng của cá nhân.
1. Redmi Note 12 có chống nước không?
Câu trả lời có! Theo công bố của nhà sản xuất thì Redmi Note 12 có khả năng chống nước và chống bụi IP53. Cụ thể, Redmi Note 12 đã được kiểm tra khả năng chống tia nước và bụi trong các điều kiện phòng thí nghiệm với phân loại bảo vệ chống xâm nhập đạt tiêu chuẩn IEC 60529:1989+A1:1999+A2:2013.
Như bạn có thể thấy thì IP53 là một chuẩn chống nước - chống bụi tầm trung, không quá cao, nhưng vẫn có thể giúp bạn tránh được những trường hợp nước bắn hoặc chẳng may đổ vào mà không làm hỏng máy. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì không phải bất cứ loại chất lỏng nào thì máy cũng đều có thể chịu đựng được, ví dụ như các loại nước có tính ăn mòn cao như nước biển, dầu gội - sữa tắm hay nước rửa tay,... những loại chất lỏng này chắc chắn sẽ khiến cho tính năng chống nước - chống bụi trên Redmi Note 12 sẽ không hoạt động được đúng công năng.
2. Chi tiết về chuẩn chống nước IP53
Các tiêu chuẩn IP (Ingress Protection) là hệ thống đánh giá mức độ bảo vệ của các thiết bị đối với bụi và nước. Tiêu chuẩn này được xác định bởi IEC (International Electrotechnical Commission) và thường được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử và cơ khí. Các tiêu chuẩn IP chủ yếu được biểu diễn bằng hai chữ số sau từ IP.
Chữ số đầu tiên: Biểu thị mức độ bảo vệ của thiết bị chống bụi.
- IP0X: Không có bảo vệ chống bụi.
- IP1X: Chống bụi lẻ tẻ, có khả năng ngăn chặn bụi lọt vào thiết bị từ trục đứng.
- IP2X: Chống bụi lẻ tẻ, có khả năng ngăn chặn bụi lọt vào từ trục nghiêng (góc 15 độ).
- IP3X: Chống bụi phun, có khả năng chống nước phun từ một hướng cố định.
- IP4X: Chống bụi phun, có khả năng chống nước phun từ mọi hướng.
- IP5X: Chống bụi phun mạnh, có khả năng chống nước phun mạnh hoặc vòi nước.
- IP6X: Chống bụi phun mạnh, có khả năng chống nước phun mạnh trong thời gian dài.
Chữ số thứ hai: Biểu thị mức độ bảo vệ của thiết bị chống nước.
- IPX0: Không có bảo vệ chống nước.
- IPX1: Chống nước dọt từ trục đứng.
- IPX2: Chống nước dọt từ trục nghiêng (góc 15 độ).
- IPX3: Chống nước phun từ một hướng cố định.
- IPX4: Chống nước phun từ mọi hướng.
- IPX5: Chống nước phun mạnh hoặc vòi nước.
- IPX6: Chống nước phun mạnh trong thời gian dài.
- IPX7: Chống nước ngâm dưới 1m trong thời gian nhất định.
- IPX8: Chống nước ngâm dưới mức nước xác định (thường là hơn 1m) trong thời gian nhất định.
Sau khi đã biết rõ về định nghĩa của từng kí hiệu, ta có tiêu chuẩn IP53 như sau:
- "5" đại diện cho mức độ bảo vệ chống bụi. Mức độ này nói lên khả năng của thiết bị ngăn chặn bụi từ việc xâm nhập vào bên trong, giảm thiểu tác động của bụi đối với hoạt động bên trong của thiết bị.
- "3" đại diện cho mức độ bảo vệ chống nước. Thiết bị được xem xét có khả năng chống nước khi bị phun nước từ hướng ngang dưới áp lực không lớn. Điều này có nghĩa là thiết bị có thể chịu được việc tiếp xúc với nước phun từ vị trí cố định mà không gây hỏng hóc cho linh kiện bên trong.
Tóm lại, Redmi Note 12 có khả năng chống bụi đối với loại bụi phổ biến và có thể chịu được nước phun từ hướng ngang dưới áp lực không lớn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khả năng chống nước và bụi của một thiết bị không chỉ phụ thuộc vào tiêu chuẩn IP mà còn phụ thuộc vào thiết kế và công nghệ bảo vệ cụ thể của từng sản phẩm.
Thông thường, khi bạn cần xác định khả năng chống nước và bụi của một thiết bị cụ thể, bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật chi tiết từ nhà sản xuất thay vì chỉ dựa vào tiêu chuẩn IP một cách đơn thuần. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về độ bảo vệ của sản phẩm và sử dụng đúng cách để tránh hỏng hóc không mong muốn.
3. Phải làm gì khi Redmi Note 12 rơi vào nước
Bước 1: Khi Redmi Note 12 bị dính nước, bạn nên sử dụng một chiếc khăn bông mềm có độ hút ẩm tốt, lau sạch toàn bộ bề mặt, đảm bảo không còn một giọt nước nào còn đọng lại.
Bước 2: Tiếp theo, tắt nguồn, tháo khay SIM ra và lau khô khay SIM.
Bước 3: Cuối cùng, lấy tăm bông cỡ nhỏ lau khô toàn bộ các cổng kết nối như cổng sạc, cổng tai nghe (nếu có), loa ngoài, loa thoại.
Sau khi đã hoàn thành các bước, hãy để máy nằm ở nơi thoáng mát và lót trên một vài tờ giấy ăn phòng trường hợp nước có thoát ra. Hãy chờ 1-2 ngày cho khô hẳn và bật lên. Trong trường hợp máy không lên nguồn thì bạn nên mang máy lên trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra và sửa chữa.
4. Kết
Vậy là bạn đã có đáp án cho câu hỏi Redmi Note 12 có chống nước không. Bạn có đang dùng Redmi Note 12 không, nếu có hãy để lại bình luận chia sẻ về trải nghiệm sản phẩm này để cùng thảo luận nhé.
Nếu bạn đang cần tham khảo các điện thoại có tính năng chống bụi - chống nước chính hãng thì có thể xem ngay tại đường link phía dưới đây.
Xem thêm: