OKR là gì? Lợi ích OKR mang lại cho doanh nghiệp và các bước xây dựng OKR thành công
OKR là gì? Những lợi ích mà công ty nhận được khi áp dụng phương pháp OKR trong quản trị doanh nghiệp là gì? Các bước để xây dựng OKR hiệu quả? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi áp dụng OKR? Hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới để hiểu rõ phương pháp quản trị mục tiêu OKR nhé!
OKR là phương pháp quản trị doanh nghiệp dựa trên mục tiêu và kết quả then chốt, được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1970. Với nhiều lợi ích, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, OKR đang được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng như Intel, Google, LinkedIn,.. Vậy OKR là gì? Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu chi tiết về OKR qua nội dung dưới đây.
Khái niệm OKRs là gì? Cấu trúc của OKR
OKR là từ viết tắt của từ tiếng Anh Objectives and Key Results, được hiểu đơn giản là mục tiêu và kết quả then chốt. Đây là một mô hình quản trị mục tiêu phân tầng từ cấp độ tổ chức đến cấp độ cá nhân, giúp liên kết nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các thành viên trong công ty đi đúng hướng mục tiêu đã đưa ra.
OKR giúp liên kết mục tiêu của doanh nghiệp, phòng ban và từng nhân viên. Mỗi mục tiêu nhất định được kết nối với 3 - 5 kết quả chính. Nếu đạt được các kết quả đó thì mục tiêu hoàn thành sẽ tăng lên, từ đó bạn sẽ nhìn thấy được tiến trình rõ ràng để đạt được các mục tiêu theo mong muốn.
Yếu tố hình thành lên OKR
Cấu trúc của OKR gồm Objectives (Mục tiêu) và Key Results (Kết quả then chốt).
Objectives (Mục tiêu)
Đây là những mục tiêu tổng quát, mang tính định hướng chung cho các hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu được xây dựng rõ ràng, có thể đo lường, có tính thực tiễn và cần có thời gian để đạt được.
Key Results (Kết quả then chốt)
Được hiểu là những chỉ số đo lường mức độ đạt được mục tiêu. Các kết quả đạt được phải cụ thể, rõ ràng, có tính thực tế và đo lường, chứng minh được. Nếu các kết quả không được kiểm chứng rõ ràng thì bạn sẽ không thể biết được mình đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra hay chưa.
Nguyên tắc hoạt động của OKR
Nguyên tắc/nguyên lý hoạt động của OKR là một hệ thống cần được tuân thủ nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chung, cũng như tạo động lực rất lớn cho các cá nhân làm việc. Các nguyên tắc của OKR gồm:
- Tính tập trung: Quá nhiều mục tiêu được đưa ra trong quá trình làm việc sẽ làm chúng ta phân tâm và không tập trung hoàn thành được công việc. Do đó, mỗi chu kỳ công việc, mỗi cá nhân nên đưa 3 - 5 mục tiêu rõ ràng, có sự liên kết với các phòng ban, cấp trên và những người liên quan.
- Tính minh bạch: Trong một doanh nghiệp, việc giữ quá nhiều bí mật sẽ làm cho tổ chức bị rời rạc, các mắt xích quan trọng như bị tháo rời. Các mục tiêu trong tổ chức được công khai để nhân viên trong doanh nghiệp có thể nhìn thấy được những ưu tiên của cá nhân khác. Từ đó, các cá nhân sẽ nhìn nhận được bản thân mình đang đóng vai trò, vị trí nào, tạo ra tính liên kết chặt chẽ trong doanh nghiệp.
- Tính trách nhiệm: Mỗi cá nhân cần chủ động và có trách nhiệm với mục tiêu đặt ra. Dù ở bất cứ tình huống gì thì bạn cũng cần có trách nhiệm với bộ OKR của mình. Nếu như một kết quả nào đó của cấp trên có thể thực hiện bởi cấp dưới thì nhân viên đó vẫn cần phải có OKR cho riêng mình để hỗ trợ hoàn thành kết quả.
- Tính tham vọng: Mục tiêu cần có tính thách thức, cao hơn so với năng lực của cá nhân và tổ chức để tạo động lực hoàn thành.
- Tính linh hoạt: Không phải mục tiêu, kết quả then chốt nào cũng sẽ được hoàn thành 100%. Vì vậy, cần phải thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tế diễn ra.
- Tính liên kết: Các OKR cần được kết nối với nhau, để tạo thành một hệ thống mục tiêu thống nhất. Mỗi thành viên sẽ tự đưa ra các mục tiêu của riêng mình và họp bàn với cấp trên, cấp dưới và người liên quan.
- Tính đo lường được: Kết quả then chốt (KR) cần được định lượng và đo lường được để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện, xác định mục tiêu đã hoàn thành chưa.
Doanh nghiệp được lợi ích gì khi áp dụng OKR
Với nội dung trên, bạn đã hiểu OKR là gì rồi đúng không? Vậy OKR có những lợi ích gì mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới triển khai thực hiện?
Những lợi ích mà OKR mang lại cho doanh nghiệp:
- Định hướng chiến lược: OKR xác định rõ các mục tiêu chiến lược tổng quát nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng tiến trình, nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
- Gắn kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu tổ chức: Đối với mỗi nhân viên, OKR sẽ giúp họ hiểu rõ được mục tiêu của tổ chức, xác định được vai trò, vị trí và cần đóng góp gì vào mục tiêu chung của công ty.
- Thúc đẩy tinh thần làm việc: OKR giúp mỗi người chủ động trong các hoạt động tổ chức, trách nhiệm hơn với mục tiêu, công việc của mình.
- Theo dõi hiệu quả công việc: Sự rõ ràng, minh bạch trong OKR sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường chính xác và hiệu quả công việc một cách dễ dàng.
Trước khi xây dựng OKR doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Để xây dựng chiến lược OKR hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý sau:
Lưu ý về mục tiêu của doanh nghiệp (Objectives)
Với doanh nghiệp mới tiếp cận và áp dụng mô hình OKR thì không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu. Điều này không chỉ gây sức ép mà còn lãng phí nguồn lực, thời gian trong tiến trình thực hiện mục tiêu chung. Cần xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp để có thể linh hoạt trong việc đạt mục tiêu. Đừng cố dàn trải và áp đặt các mục tiêu của các doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình, hãy nhìn nhận thực tế để đạt được mục tiêu như kỳ vọng.
Lưu ý về kết quả then chốt (Key Result)
Từ các mục tiêu chung sẽ đưa ra được các kết quả then chốt, sau đó cần được truyền tải đến từng cá nhân giúp nắm rõ, cũng như cách thực hiện để đạt được hiệu quả như mong muốn.Trong doanh nghiệp, dù công việc đã được phân công rõ ràng giữa các phòng ban, cá nhân nhưng vẫn cần có những cuộc họp nội bộ theo tuần, theo tháng để nắm chắc được tiến trình công việc. Từ đó, tổ chức và cá nhân góp ý,điều chỉnh linh hoạt và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng.
Các bước xây dựng và phát triển OKR trong doanh nghiệp
Hiểu đúng OKR là gì, doanh nghiệp sẽ triển khai được các bước xây dựng OKR hiệu quả trong doanh nghiệp. Các bước để xây dựng & phát triển OKR gồm:
Xác định được mục tiêu và kết quả then chốt
Doanh nghiệp cần xác định 3 - 5 mục tiêu rõ ràng, cụ thể không dàn trải, đặt quá nhiều mục tiêu sẽ làm chồng chéo công việc, gây lãng phí. Hơn hết, các mục tiêu đặt ra cần mang tính thách thức, tạo áp lực để phát huy tối đa hiệu suất làm việc của nhân viên. Như nội dung phía trên, KR phải đo lường được, thể hiện bằng những con số có tính thực tế.
Xác định hệ thống nhằm tổ chức và quản lý OKR
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng phần mềm làm việc sẽ giảm tải gánh nặng của doanh nghiệp, dễ dàng theo dõi, quản lý và đánh giá nhân viên làm việc, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên,... Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến được biết như Base Goal, Lattice, Perdoo, Odoo,...
Xem thêm: Top 3 phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu hiện nay
Cùng các quản lý cấp trung phác thảo mục tiêu
Các cấp quản lý tầm trung cần có cuộc họp cùng nhau để thu thập ý kiến, phác thảo các mục tiêu nhằm hoàn thiện chiến lược OKR. Đồng thời, truyền tải phương pháp OKR vào trong công việc để nắm rõ được những cơ hội, hạn chế mà OKR mang lại giúp công việc đạt được hiệu quả tốt.
Phổ biến mô hình OKR đến với doanh nghiệp
Sau khi các cấp lãnh họp bàn và thống nhất được mục tiêu, kế hoạch chung cần phải được phổ biến đến toàn bộ doanh nghiệp. Phân tích, truyền tải thông tin rõ ràng để nhân viên nắm rõ được những gì mình đã, đang và sẽ cần làm để đạt được kết quả góp phần tạo nên thành công của mục tiêu chung.
Đưa ra mục tiêu cá nhân
Trưởng phòng, leader sẽ cùng nhân viên phân tích, chia sẻ những mong muốn của cá nhân để thống nhất nhiệm vụ, công việc trong từng mắt xích. Nguyên tắc của cuộc họp này mang tính dân chủ, nhân viên chủ động trong công việc, tôn trọng ý kiến của cấp trên và từng nhân viên. Qua đó, nội bộ doanh nghiệp hiểu được nhau và cùng đi đến kết quả tốt nhất.
Trình bày OKR với doanh nghiệp
Sau khi thống nhất ý kiến về OKR của nhân viên, các cấp quản lý sẽ thống nhất thời gian thực hiện, và trình bày OKR trong cuộc họp công ty, đưa ra hướng đi, tiến trình cụ thể để đạt kết quả then chốt như mong đợi.
Triển khai, theo dõi và quản lý OKR của từng cá nhân
OKR của từng cá nhân cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên qua các phần mềm hỗ trợ. Trong thời gian đầu triển khai, các nhà quản lý cần theo dõi sát sao để điều chỉnh kịp thời giúp cá nhân thực hiện đúng hướng. Khi đã thực sự hiểu được OKR trong công việc sẽ đạt được hiệu suất theo mong muốn.
Đánh giá OKR
Để đánh giá OKR, chúng ta dựa vào thang điểm từ 0 - 1.0. Với 0 điểm là không hoàn thành được phần mục tiêu nào, điểm từ 0.6 - 0.7 là mức độ an toàn, có nghĩa là kế hoạch đang được thực hiện đúng hướng, mức cao nhất là 1.0 nghĩa là hoàn thành mục tiêu.
Các vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng OKR
OKR vẫn là phương pháp khá mới mẻ khi áp dụng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về OKR và đưa vào quản trị đã gặp nhiều vấn đề. Dưới đây là một số lỗi mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải khi áp dụng OKR:
- Đưa OKR vào danh sách công việc: OKR là công cụ, thước đo giá trị của doanh nghiệp, không phải là một hạng mục công việc thực hiện hàng ngày.
- Xây dựng quá nhiều OKR: Đưa ra quá nhiều mục tiêu, kết quả then chốt mà không có sự ưu tiên, dàn trải, thiếu tập trung làm không thể đạt được kết quả như mong muốn.
- Sự cứng nhắc, dập khuôn không điều chỉnh OKR: Trong tiến trình thực hiện, có những thay đổi trong môi trường kinh doanh hay tác nhân chủ quan đến từ nội bộ doanh nghiệp sẽ khiến OKR không thể thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu. Nếu doanh nghiệp cứng nhắc không điều chỉnh OKR thì sẽ không thể đạt được mục tiêu ban đầu.
- Không tập trung vào OKR: Doanh nghiệp xây dựng OKR nhưng “bỏ quên” OKR, không theo dõi, không kiểm tra và đánh giá thường xuyên. Đây là vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải. Vì vậy, các cấp quản lý, cá nhân hãy thường xuyên cập nhật, theo dõi và đánh giá tiến trình nhằm đạt được mục tiêu.
Kết luận
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc OKR là gì, những lợi ích và các bước xây dựng OKR hiệu quả trong doanh nghiệp. Nếu bạn cần thêm thông tin gì hay băn khoăn về OKR hãy để lại bình luận của mình ở phía dưới nhé. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về OKR là gì.
Xem thêm:
- 5 phần mềm quản lý OKR tốt nhất dành cho doanh nghiệp
- Phần mềm KPI là gì? Top 5 phần mềm quản lý KPI mà doanh nghiệp nên sử dụng
Để hoàn thành các công việc, bạn không thể thiếu những chiếc máy tính, laptop hỗ trợ. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm chiếc máy tính phù hợp cho công việc của mình thì hãy đến ngay FPT Shop. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm máy tính chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng như DELL, HP, Acer,... Xem thêm các sản phẩm giá tốt tại đây.