Nồi nấu chậm và “tất, tần, tật” những điều bạn nên biết
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Nguyễn Chí Dũng
2 năm trước

Nồi nấu chậm và “tất, tần, tật” những điều bạn nên biết

Nồi nấu chậm dù chỉ mới xuất hiện vào những năm gần đây nhưng lại "làm mưa làm gió" trên thị trường tiêu dùng Việt. Chúng đang ngày càng nhận được nhiều sự ưu ái từ các đầu bếp tại gia nhờ vào việc sở hữu nhiều tính năng linh hoạt.

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Nồi nấu chậm là gì?
Cấu tạo của nồi nấu chậm là gì?
Có nên sử dụng nồi nấu chậm hay không?
Cách sử dụng nồi nấu chậm mà bạn nên biết
Cách bảo quản nồi nấu chậm
Nên chọn mua nồi nấu chậm thế nào cho phù hợp?

Công nghệ phát triển kéo theo việc ngày càng có nhiều thiết bị nhà bếp thông minh xuất hiện để hỗ trợ việc nấu nướng của người nội trợ trở nên dễ dàng hơn và nồi nấu chậm chính là một trong số đó. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội khiến nó trở nên phổ biến trong những gian bếp Việt thời hiện đại. Cùng tìm hiểu về thiết bị “hay ho” này ở bài viết bên dưới nhé!

Nồi nấu chậm là gì?

Nồi nấu chậm cực kì thích hợp cho cuộc sống hiện nay

Nồi nấu chậm (còn được biết đến với tên gọi Slow Cooker hay Crock Pot) là một thiết bị được sản xuất với mục đích hỗ trợ việc nấu nướng của các bà nội trợ trở nên dễ dàng hơn. Hiểu một cách đơn giản thì đây là một loại nồi dùng điện năng để làm chín và ninh nhừ thức ăn trong thời gian dài với nhiệt độ thấp. 

Các đầu bếp tại gia thường sử dụng loại nồi này với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như: nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, hầm xương, chưng yến, kho các món thịt,... vô cùng tiện dụng và mất ít công sức hơn so với các loại nồi truyền thống.

Với nhiều ưu điểm và công năng linh hoạt, chúng đang dần nhận được nhiều sự yêu thích của giới tiêu dùng Việt. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay.

Cấu tạo của nồi nấu chậm là gì?

Cấu tạo của nồi nấu chậm cũng khá tương đồng so với nồi cơm điện nắp rời với 4 bộ phận chính:

  • Mâm nhiệt lắp dưới đáy nồi.
  • Lòng nồi được làm từ gốm Ceramic vô cùng an toàn cho sức khỏe gia đình.
  • Vỏ ngoài được làm bằng thép không gỉ với độ bền cao và dễ lau chùi.
  • Nắp đậy bằng thủy tinh có khả năng chịu nhiệt và lực tốt. Thiết kế rời giúp bạn dễ làm sạch sau khi sử dụng.

Có nên sử dụng nồi nấu chậm hay không?

Để để lời cho câu hỏi này, bạn cần phải nắm thật rõ những ưu nhược điểm của nồi nấu chậm. 

Ưu điểm

Có nên sử dụng nồi nấu chậm

  • Giữ trọn vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn cực tốt: Đây chính là một ưu điểm khiến loại nồi này trở nên đặc biệt so với các phương pháp nấu truyền thống. Với nhiệt độ được duy trì trong khoảng 75 – 135 độ C sẽ không thể gây ra hiện tượng phân hủy hay phản ứng hóa học giữa vitamin và các chất khác. 
  • Được sản xuất bằng chất liệu cao cấp: Có độ bền cao, dễ vệ sinh. Đặc biệt là vô cùng an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm thời gian nấu nướng cho người dùng: Được tích hợp nhiều chế độ hẹn giờ phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau, cụ thể nấu nhanh: 2 – 3 giờ, nấu chậm: 4 – 6 giờ, giữ ấm: 8 – 12 giờ.
  • Dễ sử dụng, chỉ cần thao tác với một số nút bấm có sẵn trên nồi.
  • Có thể nấu liên tục trong 24 tiếng mà không bị xảy ra hiện tượng trào nước hoặc cháy khét. Đây cũng chính là một khả năng mà nồi truyền thống thông thường không thể  làm được.
  • Tiết kiệm điện năng cực tốt: Do chỉ hoạt động với công suất 120W cùng với chất liệu sứ và thủy tinh có khả năng giữ nhiệt tốt bạn sẽ không cần phải đun đi đun lại quá nhiều lần.

Nhược điểm

Bất kỳ một vật dụng nào, nếu đã có ưu điểm thì cũng sẽ tồn tại song song cả những hạn chế khi được đưa vào sử dụng và nồi nấu chậm cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhược điểm của chúng chính là:

  • Chỉ phù hợp với những mục đích sử dụng chuyên dùng như: nấu cháo, kho cá, hầm thịt,…
  • Không phù hợp với đối tượng người dùng bận rộn. Với thời gian nấu khá dài sẽ không thể đáp ứng những nhu cầu ăn uống “nhanh, gọn, lẹ” được.

Tuy nhiên, nếu những nhược điểm trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của bạn thì đây chắc chắc là một thiết bị khuyên dùng. Đặc biệt là đối với những bà mẹ bỉm sữa đang trong thời kỳ cho bé ăn dặm. Thông thường, phần ăn của các bé sẽ được chia nhỏ trong ngày. Do đó rất cần một loại nồi có khả năng giữ nhiệt tốt và duy trì được trọn vẹn chất dinh dưỡng bên trong.

Cách sử dụng nồi nấu chậm mà bạn nên biết

Nồi nấu chậm có nhiệt độ nấu cho phép dao động từ 75 đến 135 độ C

Lượng nước: Để nồi nấu chậm có thể hoạt động trơn tru và có hiệu quả, khi nấu bạn phải đảm bảo lượng nước bên trong phải chiếm ít nhất ½ lòng nồi và không được vượt quá 2/3.

Cài đặt chế độ: Tùy vào mục đích mà bạn sử dụng như: nấu nhanh, nấu chậm, giữ ấm,… mà cài đặt chế độ, thời gian và nhiệt độ nấu phù hợp. Có 3 chế độ phổ biến, chính là:

  • Chế độ chậm: 5 giờ.
  • Chế độ nhanh: 3 giờ.
  • Chế độ tự động 2-4 giờ.

Cách bảo quản nồi nấu chậm

Nếu muốn duy trì tuổi thọ cho sản phẩm, bạn cần phải biết cách bảo quản đúng. Đối với nồi nấu chậm, bạn cần:

  • Sau khi nấu xong thức ăn, rút phích cắm ra khỏi ổ điện. 
  • Vệ sinh nồi bằng khăn mềm và dung dịch rửa chén chuyên dụng. 
  • Trong quá trình nấu tránh cho trẻ em tiếp xúc bề mặt nồi vì nhiệt tản xung quanh rất nóng. 
  • Hạn chế đun trực tiếp nồi trên bếp ga, bếp điện.
  • Không nên cho nước lạnh vào đột ngột khi nồi còn đang nóng vì sẽ dễ gây vỡ lòng sứ bên trong.
  • Giữ bếp luôn sạch sẽ, tránh để xuất hiện chuột hay các loài gặm nhắm gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nên chọn mua nồi nấu chậm thế nào cho phù hợp?

Nồi nấu chậm xuất hiện trên thị trường tiêu dùng với nhiều mẫu mã, dung tích và công suất khác nhau. Vậy làm thế nào để chọn ra cho mình một chiếc nồi phù hợp nhất? Sau đây sẽ là 3 tiêu chí giúp bạn được ra quyết định chính xác nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

cách chọn mua nồi nấu chậm phù hợp

Dựa theo dung tích

  • Dung tích nồi từ 0,7 – 1,5 lít: phù hợp cho các bà mẹ bỉm sữa dùng để nấu cháo, đồ ăn dặm cho bé.
  • Dung tích nồi 2,5 lít: phù hợp cho các món chưng, kho, hầm thịt,… hoặc các gia đình có nhiều người.

Dựa theo công suất

Công suất nồi lớn sẽ giúp thời gian nấu của bạn được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nồi nấu chậm với mục đích làm thức ăn cho bé ăn dặm thì nên chọn loại có công suất từ 90 – 150W. 

Dựa theo nhu cầu sử dụng

Để thuận tiện cho quá trình sử dụng lâu dài, bạn không nên quá “chăm chăm” vào mỗi chức năng nấu cháo chuyên biệt của nồi. Nên chọn những loại nồi có khả năng nấu nhanh, nấu chậm, giữ ấm, chưng, hầm,… để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bạn cũng như cả gia đình.

Dựa vào chất liệu

Kiểu dáng thiết kế nồi nấu chậm

Chất liệu là một yếu tố cần được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nồi nấu chậm. Không chỉ có độ bền cao mà còn phải an toàn cho sức khỏe người dùng. Một số chất liệu khuyên dùng dành cho bạn chính là: inox 304, hợp kim nhôm đã được xử lý oxy hóa, sứ Ceramic,..

Dựa vào kiểu dáng thiết kế

Thiết kế của nồi nấu chậm là sự lai tạo hoàn hảo giữa kiểu dáng của nồi cơm nồi áp suất điện. Hiện nay, các nhà sản xuất đã tung ra thị trường rất nhiều mẫu mã bắt mắt. Bạn có thể lựa chọn hoa văn bên ngoài tùy vào sở thích của mình. Chúng sẽ góp phần tăng thêm tính thẩm mĩ cho gian bếp của bạn đó!

Dựa vào mức giá thành

Hãy dựa vào khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất nhé! Tuyệt đối đừng nên “ham rẻ” để rồi mua phải những sản phẩm kém chất lượng.

Dựa vào thời gian và chế độ bảo hành 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các cơ sở kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên khi chọn lựa, ngoài việc chú ý tới chất lượng sản phẩm, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ bảo hành tại nơi cung cấp. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong giai đoạn sử dụng sản phẩm sau này. 

Vừa rồi FPT Shop đã giới thiệu đến bạn một trong những thiết bị gia dụng dành cho nhà bếp được ưa chuộng nhất trên thị trường. Nếu bạn đang cần tìm cho bản thân một chiếc nồi nấu chậm ưng ý, hãy đến FPT Shop ngay để được trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ ưu đãi năm sao dành cho khách hàng nha!