:quality(75)/2024_1_2_638398020067720303_sdlc-15.jpg)
:quality(75)/Screenshot_2024_08_08_at_10_30_22_bfd41fb4ad.png)
:quality(75)/Screenshot_2024_08_08_at_10_30_22_bfd41fb4ad.png)
Mô hình SDLC - Chiếc khóa quan trọng giúp khách hàng quản lý dự án phần mềm hiệu quả
SDLC là viết tắt của "Software Development Life Cycle" (chuỗi quy trình phát triển phần mềm). Đây là một quy trình hoặc chuỗi các bước và hoạt động được thực hiện để phát triển và triển khai phần mềm, giúp tổ chức quản lý và kiểm soát quá trình phát triển sản phẩm.
SDLC (vòng đời phát triển phần mềm) là hệ thống quy trình giúp định hình và tối ưu hóa quá trình xây dựng và duy trì ứng dụng công nghệ. Bài viết sau của FPT Shop sẽ giúp bạn tìm hiểu khái quát về khái niệm và phân tích tầm quan trọng của nó trong việc quản lý dự án phần mềm.
Tìm hiểu khái niệm cơ bản về thuật ngữ SDLC (vòng đời phát triển phần mềm)

SDLC là quá trình toàn diện từ khi bắt đầu xây dựng một phần mềm cho đến khi nó được triển khai và duy trì. Mô hình này bao gồm một loạt các giai đoạn và hoạt động để đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm được phát triển một cách hiệu quả và chất lượng.
Nhiệm vụ chính của mô hình là giúp giảm thiểu rủi ro dự án bằng cách lập kế hoạch trước, đảm bảo phần mềm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phương pháp này chia quy trình thành các bước cụ thể, hỗ trợ quản lý nhiệm vụ, hoàn thành công việc và đo lường tiến độ.
Bật mí những nguyên do khiến SDLC luôn vô cùng quan trọng với khách hàng

Quá trình phát triển phần mềm luôn đối mặt với nhiều thách thức như sự thay đổi yêu cầu, nâng cấp công nghệ và cần thiết của sự cộng tác giữa các bộ phận. Để giải quyết những khó khăn này, SDLC là một giải pháp hữu hiệu dành cho người dùng.
Mô hình cung cấp khung quản lý tổ chức cho mọi giai đoạn của quá trình. Trước khi bắt đầu, tất cả bên liên quan đồng thuận về mục tiêu và yêu cầu của dự án, đồng thời xây dựng kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Một vài lợi ích tiêu biểu:
- Minh bạch hóa quá trình phát triển và theo dõi tiến triển dự án.
- Ước tính thời gian và chi phí, lên lịch công việc hiệu quả.
- Ước tính rủi ro và chi phí, giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
- Đảm bảo thành phẩm đúng với mục tiêu mong đợi của khách hàng.
Giải mã cách thức hoạt động cơ bản của vòng đời phát triển phần mềm SDLC

Vòng đời phát triển phần mềm bao gồm nhiều nhiệm vụ quan trọng để xây dựng ứng dụng phần mềm. Quy trình được chia thành nhiều giai đoạn khi các nhà phát triển thêm tính năng mới và sửa lỗi trong phần mềm.
Chi tiết về quy trình có thể biến đổi tùy theo nhóm phát triển và yêu cầu cụ thể của dự án. Dưới đây là một số giai đoạn phổ biến của vòng đời phát triển phần mềm:
Giai đoạn lập kế hoạch đầu tiên trong vòng đời phát triển phần mềm (SDLC)

Trong giai đoạn này, nhóm phát triển sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, bao gồm:
- Phân tích chi phí.
- Lên lịch trình.
- Ước tính và phân bổ tài nguyên.
- Thu thập yêu cầu và tạo tài liệu chi tiết về thông số kỹ thuật.
- Xác định kỳ vọng và mục tiêu để lập kế hoạch dự án.
- Ước tính chi phí và xây dựng lịch trình chi tiết.
Giai đoạn thiết kế phần mềm trong vòng đời phát triển của phần mềm (SDLC)
Giai đoạn thiết kế tập trung vào phân tích yêu cầu và chọn giải pháp phù hợp nhất. Họ có thể thực hiện các công việc như xem xét tích hợp mô-đun, lựa chọn công nghệ và đánh giá cách tích hợp phần mềm mới vào cơ sở hạ tầng CNTT của tổ chức.
Giai đoạn triển khai mã hóa trong quy trình phát triển vòng đời phần mềm

Trong giai đoạn triển khai, nhóm phát triển thực hiện mã hóa sản phẩm. Họ phân tích yêu cầu để xác định các nhiệm vụ viết mã cụ thể, nhỏ hơn, có thể thực hiện hàng ngày để đạt được kết quả cuối cùng.
Quy trình kiểm tra thử tự động và thủ công các lỗi xuất hiện trong phần mềm
Nhóm phát triển kiểm tra lỗi và đảm bảo phần mềm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thực hiện kiểm thử từ giai đoạn phát triển đến giai đoạn kiểm thử giúp đảm bảo chất lượng ngay từ khi mã nguồn được viết.
Môi trường phát triển và sản xuất trong quy trình phát triển của phần mềm

Khi phát triển phần mềm, nhóm thường làm việc trên bản sao thay vì bản chính mà người dùng sử dụng. Bản chính được gọi là phiên bản chính thức, trong khi các bản sao khác được gọi là môi trường xây dựng hoặc kiểm thử.
Sự phân tách giữa môi trường xây dựng và sản xuất giúp đảm bảo sự liên tục của việc sử dụng phần mềm khi có thay đổi hoặc nâng cấp. Giai đoạn này bao gồm chuyển bản dựng mới nhất sang môi trường sản xuất, đóng gói, cấu hình môi trường và cài đặt.
Bảo trì phần mềm: Sửa lỗi, hỗ trợ khách hàng và tối ưu hiệu suất làm việc
Trong giai đoạn bảo trì, nhóm thực hiện nhiều nhiệm vụ như sửa lỗi, giải quyết vấn đề của khách hàng và quản lý các thay đổi trong phần mềm. Ngoài ra, họ giám sát trải nghiệm người dùng, bảo mật và hiệu suất hệ thống để tìm cách cải thiện phần mềm hiện tại.
Ưu - nhược điểm của các mô hình phổ biến trong vòng đời phát triển phần mềm
Mô hình là một biểu đồ khái niệm sắp xếp các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm. Mỗi mô hình sắp xếp các giai đoạn theo thứ tự thời gian khác nhau để tối ưu hóa quá trình phát triển.
Mô hình thác nước dành cho các dự án phát triển phần mềm nhỏ và dễ quản lý

Mô hình thác nước tổ chức các giai đoạn theo một trình tự tuyến tính, trong đó mỗi giai đoạn mới phụ thuộc vào kết quả của giai đoạn trước đó. Khái niệm này được so sánh với việc nước chảy từ trên xuống dọc theo thác nước, không thể quay ngược lại giai đoạn trước đó.
Mô hình này giúp quản lý dự án và mang lại kết quả rõ ràng ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, tính linh hoạt hạn chế sau khi một giai đoạn hoàn thành làm ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và chất lượng phần mềm. Mô hình chỉ thích hợp cho dự án phát triển nhỏ.
Mô hình lặp lại: Đánh giá, phản hồi và cải tiến giúp hoàn thiện sản phẩm

Quy trình lặp lại khuyến khích bắt đầu với một tập con nhỏ yêu cầu phần mềm và liên tục cải tiến qua các phiên bản cho đến khi đạt được sản phẩm hoàn chỉnh. Mỗi lần lặp lại kết thúc với việc tạo ra một phiên bản mới của phần mềm.
Việc xác định và quản lý rủi ro trở nên khó khăn do yêu cầu có thể thay đổi giữa các chu kỳ lặp lại. Tuy nhiên, các chu kỳ lặp lại có thể dẫn đến sự thay đổi phạm vi và đánh giá thấp về nguồn lực.
Mô hình xoắn ốc: Sự kết hợp linh hoạt dành cho các dự án lớn và phức tạp

Mô hình xoắn ốc kết hợp lặp lại từ mô hình lặp lại và tuần tự tuyến tính từ mô hình thác nước, đặc biệt tập trung vào ưu tiên phân tích rủi ro. Mô hình này cho phép phát hành dần dần và cải thiện phần mềm bằng cách xây dựng nguyên mẫu ở mỗi giai đoạn.
Mô hình xoắn ốc thường được ưa chuộng trong các dự án lớn và phức tạp, nơi yêu cầu thay đổi thường xuyên và có sự không chắc chắn về yêu cầu cuối cùng. Tuy nhiên, với các dự án nhỏ và có phạm vi hạn chế, mô hình này có thể tốn kém.
Mô hình linh hoạt: Tăng cao hiệu quả qua chu trình phát triển nhanh chóng

Mô hình linh hoạt chia SDLC thành nhiều chu trình phát triển. Nhóm nhanh chóng lặp lại và thực hiện thay đổi phần mềm nhỏ trong từng chu trình bằng cách đánh giá liên tục giúp thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi, mang lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác.
Chu trình phát triển nhanh giúp nhóm phát hiện và giải quyết vấn đề ngay từ đầu. Nó cũng thu hút ý kiến phản hồi từ khách hàng và bên liên quan. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến này có thể dẫn đến thay đổi phạm vi quá mức hoặc chấm dứt dự án sớm.
Vòng đời phát triển phần mềm làm thế nào để giải quyết vấn đề bảo mật?
Trong phát triển phần mềm truyền thống, kiểm tra bảo mật thường diễn ra sau khi xây dựng, tăng nguy cơ lỗi và rủi ro bảo mật. Hiện nay, phương pháp DevSecOps và đánh giá bảo mật liên tục trong SDLC giúp giảm nguy cơ này.
DevSecOps: Phương pháp tích hợp giúp bảo vệ toàn diện cho mô hình SDLC
DevSecOps tích hợp thử nghiệm bảo mật mọi giai đoạn của quá trình, thúc đẩy cộng tác giữa nhà phát triển, chuyên gia bảo mật và đội ngũ vận hành. Mục tiêu của DevSecOps là chống lại các mối đe dọa hiện đại qua đánh giá mã, phân tích kiến trúc và kiểm thử thâm nhập.
SDLC khác biệt với những phương pháp quản lý vòng đời khác như thế nào?

Thuật ngữ này thường xuất hiện trong ngữ cảnh công nghệ để đề cập đến quá trình tổng thể của việc đổi mới công nghệ và cung cấp hỗ trợ. Một vài thuật ngữ liên quan cần biết:
SDLC: Hình thành và đồng bộ hóa trong vòng đời phát triển của hệ thống
Từ viết tắt này thường ám chỉ vòng đời phát triển của các hệ thống, quy trình lập kế hoạch và tạo ra hệ thống CNTT. Hệ thống thường gồm nhiều thành phần phần cứng và phần mềm hoạt động đồng bộ để thực hiện các chức năng phức tạp.
Sự khác nhau vòng đời phát triển phần mềm và vòng đời phát triển hệ thống
Vòng đời phát triển phần mềm tập trung vào việc phát triển và kiểm thử các thành phần phần mềm. Ngược lại, quá trình phát triển hệ thống bao gồm quản lý cả phần mềm, phần cứng, con người và các quy trình để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh.
Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM): Tối ưu hóa hiệu suất và duy trì phần mềm
Quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) là quá trình tạo và duy trì ứng dụng phần mềm từ khi chúng được phát triển đến khi không còn sử dụng. Nó bao gồm các bước từ ý tưởng, thiết kế, phát triển, kiểm thử, sản xuất, hỗ trợ đến dự phòng.
So sánh vòng đời phát triển phần mềm SDLC với quản lý vòng đời ứng dụng ALM

SDLC là một phần của ALM, mô tả chi tiết quá trình phát triển ứng dụng. ALM bao gồm toàn bộ vòng đời của ứng dụng từ ý tưởng đến khi không còn sử dụng và có thể chứa nhiều SDLC khác nhau tương ứng với từng giai đoạn phát triển và duy trì ứng dụng.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, SDLC không chỉ là một khái niệm phổ biến mà còn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và hiệu suất ứng dụng phần mềm. Qua bài viết, FPT Shop mong rằng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ này.
Xem thêm:
- 777 có ý nghĩa gì? Giải mã số 777 tượng trưng cho sự sáng tạo mà ít người biết
- Số 18 có ý nghĩa gì? Bật mí tất tần tật các thông điệp của số 18
Hiện nay, FPT Shop đang cung cấp và phân phối nhiều dòng di động có thiết kế đa dạng với công năng tối ưu của Samsung. Nếu có nhu cầu thay đổi "dế yêu", hãy nhấn vào đây để tham khảo thêm các dòng điện thoại mới nhất: