:quality(75)/2024_2_23_638443175629596457_mau-bang-luong-nhan-vien-0.jpg)
:quality(75)/small/tuong_vy_88d2cecce1.jpg)
:quality(75)/small/tuong_vy_88d2cecce1.jpg)
Tổng hợp mẫu bảng lương nhân viên phổ biến giúp doanh nghiệp quản lý lương – thưởng hiệu quả
Bằng cách áp dụng các mẫu bảng lương nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập và tối ưu hóa quy trình quản lý lương thưởng chuyên nghiệp. Từ đó không chỉ đem lại sự công bằng và hài lòng cho toàn thể nhân viên, mà còn mang đến nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Bảng lương nhân viên không đơn thuần là một công cụ thống kê, mà nó còn thể hiện rõ quá trình hoạt động, quản lý nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng một bảng lương chuyên nghiệp vừa giúp bộ phận nhân sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu chi và các khoản phúc lợi, vừa tạo ra một môi trường làm việc năng suất, công bằng và tích cực cho nhân viên.
Gợi ý 9 mẫu bảng lương nhân viên mới nhất
1. Mẫu bảng lương cơ bản theo công
Đây là mẫu bảng lương đơn giản trong excel. Lúc này lương được tính theo công hoặc theo ca. Do đó chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Bảng lương cơ bản theo công thường gồm các nội dung như số giờ làm việc, mức lương theo giờ, các khoản bảo hiểm xã hội, thuế TNCN…
Tuy nhiên, mẫu bảng lương cơ bản này không đủ đáp ứng sự linh hoạt của các doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn hay cấu trúc phòng ban phức tạp. Thay vào đó bạn cần sử dụng các mẫu bảng lương khác cung cấp nhiều tính năng hơn.
.jpg)
2. Mẫu bảng lương tổng hợp theo tháng
Mẫu bảng lương nhân viên tổng hợp theo tháng thường được chia theo từng đơn vị công tác, vị trí, bộ phận. Bạn có thể sử dụng mẫu này cho những doanh nghiệp lớn. Nội dung gồm có mã nhân viên, họ tên, đơn vị công tác, các khoản khấu trừ và tạm ứng.
.jpg)
3. Mẫu bảng lương dành cho doanh nghiệp
Để dễ dàng theo dõi bảng lương của toàn bộ doanh nghiệp, bạn nên ứng dụng mẫu bảng lương nhân viên bằng excel dưới đây. Trong mẫu sẽ có các thông tin lương theo bộ phận gồm lương, thưởng, làm thêm ngoài giờ, phụ cấp, giảm trừ gia cảnh,…

4. Mẫu bảng lương theo hệ thống 3P
Mẫu bảng lương này sẽ được tổng hợp vào cuối tháng, dựa trên 3 tiêu chí Position (Vị trí), Person (Năng lực chuyên môn) và Performance (Kết quả cuối tháng). Đây được xem là hệ thống lương mang tính công bằng, minh bạch, các doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng để phân bổ quỹ lương đúng đắn và chính xác.

5. Mẫu bảng lương theo sản phẩm
Mẫu bảng lương này nên áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong mẫu này, bạn sẽ nắm rõ số lượng sản phẩm mà nhân viên đã hoàn thành trong một tháng, cùng với đơn giá mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó còn có mục thưởng, phạt theo nội quy lao động.
6. Mẫu bảng lương theo doanh số
Đây là bảng lương áp dụng cho nhân viên phòng kinh doanh và phòng marketing. Nội dung thường gồm lương cứng, doanh số, thưởng doanh số và tổng lương. Ngoài ra có thể có thêm lương phụ cấp, thưởng trách nhiệm và phạt.

7. Mẫu bảng lương cá nhân
Mẫu bảng lương cá nhân nên rõ các khoản khấu trừ, phụ cấp kèm theo thông tin của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Bảng lương sẽ thể hiện ở dạng doc hoặc excel.

8. Mẫu bảng lương theo bậc
Bảng lương theo bậc sẽ phụ thuộc vào hệ số lương và bậc lương của nhân viên. Nội dung chính gồm có thực lĩnh, tạm ứng và trạng thái hoàn thành, giúp nhà quản trị dễ dàng kiểm soát.

9. Mẫu bảng lương cộng tác viên
Đây là mẫu bảng lương dành cho cộng tác viên thuê ngoài, giúp họ theo dõi thu nhập tiện lợi.

Vì sao nên xây dựng mẫu bảng lương nhân viên?
Đối với người lao động
- Đảm bảo quyền lợi tài chính cho nhân viên: Bảng lương sẽ liệt kê một danh sách các khoản thu nhập cho từng người lao động. Điều này thể hiện sự công bằng và minh bạch trong một tổ chức.
- Tiếp thêm động lực và cam kết trong công việc: Khi doanh nghiệp xây dựng và duy trì một chính sách lương - thưởng hấp dẫn sẽ tạo động lực và cam kết to lớn đối với nhân viên. Từ đó tạo ra môi trường làm việc thân thiện, có trách nhiệm.
- Công bằng – Minh bạch: Minh bạch trong việc quản lý bảng lương được xem là chìa khóa quan trọng giúp xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy. Khi mọi thông tin về lương thưởng, phụ cấp được trình bày rõ ràng, minh bạch, nhân viên sẽ cảm thấy được đối xử công bằng và thúc đẩy hiệu suất làm việc.

Đối với doanh nghiệp
- Quản lý tài chính và hiệu năng làm việc: Bảng lương được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc nội bộ của nhân viên trong một tháng. Qua đó hỗ trợ nhà quản trị xây dựng và phân bổ nguồn lực hợp lý, giảm thiểu rủi ro trả lương trễ hẹn.
- Thu hút nhân tài: Một bảng lương rõ ràng, hấp dẫn có thể là công cụ giúp doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân tài. Mức lương được trả cao hơn so với thị trường lao động sẽ giúp họ ngày càng gắn bó với tổ chức.
- Đảm bảo đúng bộ luật lao động: Bảng lương được thể hiện theo chuẩn của pháp luật sẽ giảm thiểu các rắc rối pháp lý giữa người lao động và doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo chữ ký email chuyên nghiệp trong Outlook và Gmail
Các nội dung quan trọng trong bảng lương nhân viên
Những nội dung cơ bản trong mẫu bảng lương nhân viên thường gồm:
- Họ và tên nhân viên: Bắt buộc phải có trong bảng thanh toán tiền lương để nhà quản trị kiểm soát và quản lý. Các thông tin liên quan gồm có mã số nhân viên, chức vụ, phòng ban, miễn trừ thuế, số điện thoại, email…
- Thông tin về lương cơ bản: Gồm lương cơ bản và ngày công thực tế. Chưa tính thưởng hiệu quả, phụ cấp và các khoản khác. Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
- Vùng I: Mức lương cơ bản 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng II: Mức lương cơ bản 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng III: Mức lương cơ bản 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: Mức lương cơ bản 3.250.000 đồng/tháng.
- Khoản phụ cấp: Gồm phụ cấp cần đóng bảo hiểm và phụ cấp không cần đóng bảo hiểm. Trong đó:
- Phụ cấp cần đóng bảo hiểm: Gồm phụ cấp theo chức vụ, trách nhiệm,…
- Phụ cấp không cần đóng bảo hiểm: Gồm phụ cấp ăn ở, đi lại, xăng xe…
- Thu nhập danh nghĩa: Là khoản thu nhập được hưởng theo lý thuyết. Nó bằng tổng lương cơ bản và khoản phụ cấp (nếu có).
- Số ngày công thực tế: Giúp xác định số giờ làm việc thực tế của mỗi người lao động.
- Tổng lương thực tế: Đây là lương thực chưa tính các khoản khấu trừ bảo hiểm hoặc tạm ứng.
- Lương đóng bảo hiểm: Đây là khoản khấu trừ trực tiếp vào lương của nhân viên. Mỗi người sẽ có mức khấu trừ khác nhau.
- Thuế TNCN: Trường hợp ký hợp đồng trên 3 tháng, người lao động sẽ được trích 1 khoản từ lương để đóng hộ thuế TNCN.
- Thực lĩnh: Đây là khoản lương chính thức mà nhân viên sẽ được nhận hàng tháng. Lương thực lĩnh gồm tổng lương trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, tạm ứng. Sau đó cộng thêm lương phụ cấp.

FAQs về mẫu bảng lương nhân viên
Mẫu bảng lương nhân viên có thể tùy chỉnh được không?
Chắc chắn là được. Thông thường các biểu mẫu được lưu dưới dạng file doc và excel, vì thế nhà quản lý có thể bổ sung hoặc xóa cột, dòng, thậm chí thay đổi nội dung các ô sao cho phù hợp.
Doanh nghiệp nên chọn mẫu bảng lương nhân viên nào?
Trên bài viết, chúng tôi đã đề cập đến 8 mẫu bảng lương nhân viên, mỗi loại sẽ thích hợp với những loại hình, quy mô công ty khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng mẫu nào sẽ do quản lý HR quyết định.
Mẫu bảng lương nhân viên có thể hiện được thuế và khoản khấu trừ không?
Các khoản thuế và khấu trừ có thể được đề cập trong bảng lương nhân viên. Lúc này, nhà quản trị cần thêm hàm tính theo quy định để tính toán chính xác các khoản phí cho người lao động.
Tạm kết
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các mẫu bảng lương nhân viên tiêu chuẩn, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc của bộ phận nhân sự. Hy vọng rằng thông qua các nội dung này, bạn có thể lựa chọn và hiểu rõ cách xây dựng bảng lương sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Tải mẫu CV xin việc file Word gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay tại đây!
- Lương Gross là gì? Cách tính và phân biệt lương Gross và Net. Deal lương nào có lợi hơn cho ứng viên?
Xây dựng các mẫu bảng lương chắc chắn không thể thiếu chiếc laptop chuyên nghiệp. Hiện tại bạn có thể đặt mua online tại website FPT Shop, đảm bảo sản phẩm chính hãng, đa thương hiệu và phân khúc giá.
Xem ngay các mẫu laptop phục vụ công việc tại đây: