DNS Google là gì? Cách đổi DNS Google an toàn và tối ưu hóa tốc độ duyệt web
DNS Google, một cụm từ hàng đầu trong thế giới kết nối internet. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về tầm quan trọng của DNS Google, cách tích hợp và tối ưu hóa hiệu suất truy cập web của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao tốc độ và bảo mật với DNS Google. Đọc ngay để khám phá!
Nếu bạn là người thường xuyên duyệt web và kết nối Internet trên các thiết bị di động từ điện thoại đến PC, laptop thì hẳn đã nghe qua DNS và cả DNS Google. Đây là những thuật ngữ quan trọng, cấu thành nên trải nghiệm duyệt web của tất cả chúng ta.
Bạn có bao giờ thắc mắc DNS Google là gì và nó có giúp ích gì cho việc duyệt web của bạn hay không? Câu trả lời là có và bạn sẽ bất ngờ khi biết, DNS Google sẽ giúp bạn duyệt web nhanh và an toàn hơn nhiều đấy.
DNS Google là gì?
Trước khi tìm hiểu DNS Google là gì thì bạn cần biết DNS là gì. Bởi đây là khái niệm cốt lõi và quan trọng đầu tiên phải biết.
Giao thức Hệ thống tên miền (DNS) là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng web. Có thể coi, nó là danh bạ điện thoại trên Internet. Mỗi khi bạn truy cập một trang web, máy tính sẽ thực hiện tra cứu DNS. Các trang phức tạp thường yêu cầu nhiều lần tra cứu DNS trước khi bắt đầu tải xuống toàn bộ nội dung trang.
Về phần DNS Google hay Google Public DNS là dịch vụ DNS (hệ thống tên miền) miễn phí được Google cho ra mắt vào tháng 12/2009 nhằm giúp việc duyệt web nhanh và an toàn hơn.
Lợi ích khi đổi DNS Google
Khi đã biết về DNS Google, chắc chắn điều người dùng quan tâm là lợi ích khi đổi sang DNS Google là gì? Google hiểu điều đó và cam kết với người dùng rằng, họ sẽ có được những lợi ích cơ bản như sau:
- Tăng tốc trải nghiệm duyệt web
- Cải thiện khả năng bảo mật
- Nhận được kết quả như mong đợi mà không cần phải chuyển hướng
Danh sách địa chỉ DNS Google
Địa chỉ IP của DNS Google hiện có IPv4 và IPv6 như bên dưới.
Địa chỉ DNS Google (IPv4) như sau:
- 8.8.8.8
- 8.8.4.4
Địa chỉ DNS Google (IPv6) như sau:
- 2001:4860:4860::8888
- 2001:4860:4860::8844
Khi sử dụng DNS công khai của Google, bạn sẽ thay đổi toán tử DNS "switchboard" từ ISP sang DNS công khai của Google.
Trong hầu hết các trường hợp, Giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP) sẽ tự động định cấu hình hệ thống của bạn để sử dụng địa chỉ IP của máy chủ tên miền của ISP.
Xem thêm: Đây là cách đổi DNS Windows 11 giúp bạn tăng tốc độ truy cập Internet
Để sử dụng DNS Google Public, bạn cần thay đổi rõ ràng các chế độ cài đặt DNS trong hệ điều hành hoặc thiết bị để sử dụng địa chỉ IP DNS công khai của Google. Quy trình thay đổi các chế độ cài đặt DNS sẽ khác nhau tuỳ theo hệ điều hành và phiên bản (Windows, Mac, Linux hoặc ChromeOS) hoặc thiết bị (máy tính, điện thoại hoặc bộ định tuyến).
Cách đổi DNS Google trên Windows, macOS, Android, iOS
Đổi DNS Google trên Windows
Bước 1: Truy cập Control Panel trên Windows. Có khá nhiều cách để mở Control Panel trên Windows và một trong những cách nhanh nhất là bấm phím Windows để mở Start Menu > gõ Control Panel > click chọn hộp thoại Control Panel.
Bước 2: Click chọn Network and Internet > Network and Sharing Center > Change adapter settings. Đây là mục thay đổi cài đặt adapter trong kết nối mạng. Lúc này hộp thoại sẽ hiển thị các kết nối hiện có của máy tính đang kết nối Internet, gồm Ethernet (mạng dây) hoặc Wi-Fi (mạng không dây).
Bước 3: Bạn click chuột phải vào mạng kết nối muốn đổi DNS Google. Sau đó click chọn Properties (Thuộc tính).
Tại giao diện Properties, bạn bấm vào tab Networking > click chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) hoặc Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6), nhấp vào Properties (Thuộc tính).
Bước 4: Trong hộp thoại Internet Protocol Version 4 Properties, bạn click chọn mục Use the following DNS server addresses. Lúc này hai ô nhập Preferred DNS server và Alternate DNS server sẽ sáng lên để bạn có thể tiến hành nhập và đổi DNS Google.
Bước 5: Tiến hành nhập địa chỉ DNS Google đã được cung cấp ở trên để đổi DNS Google.
Bước 6: Kiểm tra xem cài đặt mạng và DNS có vận hành ổn định và chính xác không bằng các công cụ kiểm tra dưới đây:
Lặp lại quy trình cho các kết nối mạng khác đang hoạt động song song.
Đổi DNS Google trên macOS
Cài đặt DNS được tích hợp trong cửa sổ Network trên macOS.
Bước 1: Truy cập Apple menu > System Preferences > Network.
Nếu biểu tượng khóa ở góc dưới bên trái của cửa sổ bị khóa, hãy nhấp vào biểu tượng để thay đổi và khi được nhắc xác thực, hãy nhập mật khẩu.
Bước 2: Chọn kết nối mà bạn muốn định cấu hình và đổi DNS của Google là mạng Ethernet (mạng dây) hay Wi-Fi (mạng không dây). Ví dụ để thay đổi cài đặt cho kết nối Wi-Fi, hãy chọn Wi-Fi và nhấp vào Advanced (MacOS Monterey và các phiên bản thấp hơn).
Trên MacOS Ventura, sau khi chọn được mạng cần đổi DNS Google, bạn nhấp chọn Details.
Bước 3: Chọn tab DNS
Nhấp vào + để thay thế bất kỳ địa chỉ nào ở trên hoặc thêm địa chỉ IP của Google ở đầu danh sách.
Bước 3: Click OK > Apply. Trên MacOS Ventura, bạn chỉ cần click OK là xong.
Bước 4: Kiểm tra xem cài đặt có hoạt động ổn định không bằng các công cụ test giống như Windows.
Bước 5: Lặp lại quy trình trên cho các mạng khác đang kết nối.
Đổi DNS Google trên router
Bước 1: Trong trình duyệt của bạn, nhập địa chỉ IP của router để xem bảng điều khiển quản trị của router. Hầu hết các router được sản xuất có các địa chỉ mặc định sau: 192.168.0.1, 192.168.1.1, 192.168.2.1 hoặc 192.168.1.100.
Nếu không truy cập được bằng các địa chỉ thì bạn hãy thử tìm địa chỉ cổng mặc định in ở mặt sau của modem.
Bước 2: Khi được nhắc, hãy nhập mật khẩu để chỉnh sửa cài đặt mạng. Tìm tới mục cài đặt máy chủ DNS được chỉ định.
Bước 3: Nếu có địa chỉ IP được chỉ định trong các trường dành cho máy chủ DNS chính và phụ, hãy ghi chúng ra để phòng có sự cố trong tương lai. Thay thế các địa chỉ đó bằng địa chỉ IP của Google ở trên.
Bước 4: Lưu và thoát. Sau đó restart lại trình duyệt.
Cuối cùng nhớ kiểm tra xem cài đặt của bạn có hoạt động chính xác hay không.
Đổi DNS Google trên Android
Yêu cầu bạn cần sử dụng điện thoại cài sẵn Android 9.0 (Pie) trở lên. Android 9 hỗ trợ "DNS riêng" sử dụng DNS-over-TLS để cung cấp tính bảo mật và quyền riêng tư cho các truy vấn DNS của bạn. Bạn có thể cấu hình nó bằng các bước sau.
Bước 1: Truy cập Settings(Cài đặt) trên máy > Network & Internet (Mạng và Internet) > Advanced (Nâng cao) > Private DNS (DNS riêng).
Bước 2: Chọn tên máy chủ của nhà cung cấp DNS riêng.
Bước 3: Nhập dns.google làm tên máy chủ của nhà cung cấp DNS
Bước 4: Nhấn Save để kết thúc quá trình đổi DNS Google trên Android
Đối với phiên bản Android mới hơn, quy trình đổi DNS Google có thể sẽ hơi khác một chút:
Bước 1: Mở Settings (Cài đặt) của điện thoại Android.
Bước 2: Truy cập vào mục Wi-Fi và đăng nhập vào một mạng Wi-Fi bất kỳ nào đó.
Bước 3: Click vào biểu tượng ⓘ để truy cập cài đặt mạng Wi-Fi.
Bước 4: Kéo xuống dưới tìm tới mục Cài đặt IP. Theo mặc định nó sẽ hiển thị dưới dạng tự động DHCP. Bạn cần click vào và chuyển sang Tĩnh (Static).
Bước 5: Lúc này bạn sẽ thấy một danh sách bao gồm DNS 1 và DNS 2. Nhập DNS Google ở trên để đổi DNS Google. Cụ thể:
- DNS 1: 8.8.8.8
- DNS 2: 8.8.4.4
Quay lại màn hình chính là bạn đã hoàn tất quá trình đổi DNS Google thành công
Đổi DNS Google trên iOS
Bước 1: Truy cập Settings > Wi-Fi.
Bước 2: Nhấp vào biểu tượng ⓘ bên cạnh mạng Wi-Fi mà bạn muốn thay đổi máy chủ DNS. Cuộn xuống để tìm mục DNS và nhấn vào Configure DNS (Định cấu hình DNS).
Bước 3: Nhấp vào Manual (Thủ công) và nhập địa chỉ IP Google ở trên để đổi DNS Google. Bạn cũng có thể xóa toàn bộ máy chủ DNS mặc định trong danh sách.
Nếu chuyển về tùy chọn Automatic, hệ thống sẽ khôi phục lại máy chủ DNS Google ban đầu của kết nối mạng Wi-Fi.
Bước 4: Nhấn Save để lưu cài đặt và đổi DNS Google trên iOS.
Cách làm này áp dụng cho cả iPhone và iPad nên bạn có thể thực hiện các thao tác như trên dù bạn đang dùng iPhone hay iPad đi chăng nữa.
Kết lại
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã biết DNS Google là gì và lợi ích của nó ra sao, đồng thời biết cách đổi DNS Google khi cần thiết. Một số hướng dẫn khác liên quan đến cách kết nối Wi-Fi trên laptop và hướng dẫn lắp modem Wi-Fi tại nhà cũng sẽ phần nào giúp bạn đọc làm chủ được các kiến thức công nghệ và thủ thuật hay dễ thực hiện.
Xem thêm:
- Cách kết nối điện thoại với máy tính cực đơn giản qua cổng USB
- Cách kết nối WiFi cho máy tính bàn Windows để không phải sử dụng cáp Ethernet
Bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cá nhân như soạn thảo văn bản, xem phim, nghe nhạc, hay thậm chí có thể chơi game thì có thể tham khảo các sản phẩm laptop cấu hình tốt, giá bán hấp dẫn tại FPT Shop: