Cảm biến vân tay là gì? Tìm hiểu các loại cảm biến vân tay và ưu nhược điểm
Cảm biến vân tay là một công nghệ bảo mật cao cấp, sử dụng yếu tố vân tay của người dùng để ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép vào thiết bị.
Hiện nay, cảm biến vân tay đã trở thàn một phương pháp bảo mật phổ biến được trang bị trên hầu hết các thiết bị di động, kể cả smartphone hay máy tính bảng.
Cảm biến vân tay là gì?
Cảm biến vây tay là tính năng cảm biến sử dụng công nghệ sinh trắc vân tay bằng việc kết hợp nhiều loại sóng khác nhau. Từ đó, thiết bị sẽ tự động phân tích và nhận dạng người dùng, có thể nói tính bảo mật của vân tay là vô cùng chính xác. Các dấu vân tay được lưu lại trong quá trình thiết lập bảo mật sẽ trở thành căn cứ để thiết bị so sánh trong những lần quét dấu vân tay tiếp theo. Nếu việc nhận diện cho ra kết quả chính xác, thiết bị sẽ mở khóa để người dùng truy cập vào bên trong và bắt đầu quá trình sử dụng thiết bị.
Theo khoa học, mỗi người đều có một dấu vân tay khác nhau, do vậy về lý thuyết, việc nhận dạng vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu truyền thống song vẫn đảm bảo tính bảo mật khi người dùng đăng nhập vào thiết bị.
Smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị công nghệ cảm biến vân tay là chiếc Atrix 4G của Motorola chạy hệ điều hành Android và ra mắt vào năm 2011. Tuy nhiên phải đến khi Apple tích hợp cảm biến vân tay vào chiếc điện thoại iPhone 5s thì công nghệ này mới bắt đầu được biết đến một cách rộng rãi.
Ưu nhược điểm của cảm biến vân tay
Ưu điểm
- Mở khóa nhanh chóng
Trên lý thuyết, cảm biến vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu truyền thống song vẫn đảm bảo tính bảo mật cho thiết bị. Bạn có thể mở máy một cách nhanh chóng, không mất nhiều thao tác;
- Bảo mật cao
Khóa bằng dấu vân tay có tính bảo mật cao vì dấu vân tay rất khó để làm giả. Ngay cả khi một ai đó có ý đồ xấu sao chép tìm cách sao chép lại dấu vân tay của bạn thì họ vẫn không thể sử dụng vì hệ thống cảm biến có thể nhận dạng được đó không phải là ngón tay của người thật.
Nhược điểm
Cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực, chứ không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu trên thiết bị, khi bạn ngủ hoặc mất ý thức thì chính ngón tay sẽ mở khoá tất cả.
Trong trường hợp vân tay bị biến dạng vì một nguyên nhân nào đó, do tai nạn hoặc dính hóa chất, người dùng sẽ không thể sử dụng cảm biến vân tay để mở khóa thiết bị, thậm chí khi tay bị ướt hoặc ra quá nhiều mồ hôi cũng có thể khiến thiết bị khó nhận dạng vân tay. Do vậy, hiện nay cảm biến vân tay vẫn chỉ được sử dụng như một giải pháp bảo mật chủ yếu nhất, song song với nó là nhiều biện pháp bảo mật dự phòng như mật khẩu truyền thống hoặc quét mống mắt, nhận dạng gương mặt, chứ bảo mật vân tay vẫn chưa thể trở thành phương pháp bảo mật duy nhất cho thiết bị của bạn.
Mở khóa bằng cảm biến vân tay là gì?
Mở khóa bằng cảm biến vân tay nói dễ hiểu là dùng dấu vân tay để mở khoá thiết bị di động thông qua cảm biến được tích hợp sẵn. Việc này sẽ giúp cho máy được bảo mật tốt hơn, mở khoá nhanh chóng và nhiều tiện ích tiện lợi khác như xác nhận thanh toán mua hàng.
Nếu dấu vân tay khớp với dữ liệu hệ thống đã ghi lại trước đó, máy sẽ được mở khoá mà bạn không cần dùng mật khẩu nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật.
Công nghệ mở khóa Touch ID được Apple tích hợp vào nút Home trên các dòng iPhone và iPad thế hệ trước, bạn chỉ cần một cú chạm để mở khóa thay vì phải nhập mật khẩu. Phím Home trên iPhone được trang bị bởi mặt đá Sapphire, được bảo vệ cho tác vụ sử dụng cũng như giúp mở khóa tiện lợi hơn.
Những nhà sản xuất lớn khác như Samsung, OPPO, Xiaomi, Nokia… cũng đã phát triển công nghệ cảm biến vân tay cho riêng mình, họ cũng đã trang bị cảm biến vân tay cho các thiết bị từ cao cấp đến giá rẻ. Với công nghệ vân tay một chạm, các thiết bị sẽ mở khoá một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao.
Ưu, nhược điểm của mở khóa bằng cảm biến vân tay
Ưu điểm của mở khóa cảm biến vân tay
- Mở khoá thiết bị nhanh chóng chỉ bằng một cú chạm
- Độ xác thực và bảo mật cao
- Hỗ trợ xác nhận thanh toán trong giao diện mua hàng (App Store), thanh toán điện tử (ví MoMo, Banking)
Nhược điểm của mở khóa cảm biến vân tay
Mở khóa bằng cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực để mở khoá, chứ không phải là công cụ bảo mật dữ liệu trên điện thoại.
Các dòng smartphone được trang bị cảm biến vân tay hiện nay
Hiện tại, cảm biến vân tay trên smartphone có 3 loại, bao gồm cảm biến vân tay cạnh bên (tích hợp trong nút nguồn), cảm biến vân tay ở mặt sau và cảm biến vân tay dưới màn hình. Hầu hết các nhà sản xuất đều trang bị cho các sản phẩm của họ, từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp.
Như đã đề cập ở trên, Apple đã loại bỏ cảm biến vân tay từ iPhone X, tuy nhiên nhiều tin đồn cho rằng họ sẽ sử dụng lại tính năng bảo mật này cho các sản phẩm sắp tới. Các dòng smartphone Android hiện nay vẫn sử dụng cảm biến vân tay để mở khoá, kể cả các dòng flagship.
Các loại cảm biến vân tay
Cảm biến quang học
Công nghệ này sẽ sử dụng ánh sáng và camera để phân tích các điểm lồi lõm trên vân tay của người dùng, sau đó nó sẽ lưu lại những gì đã ghi được để nhận dạng cho những lần chạm tiếp theo. Cảm biến quang học nhận dạng vân tay kém hiệu quả nhất trong các loại cảm biến bởi độ chính xác của nó không cao do vân tay được ghi lại ở dạng 2D.
Cảm biến điện dung
Bằng việc sử dụng các tụ điện, dấu vân tay của bạn sẽ được phân tích, sao lưu lại qua cảm biến điện dung. Quá trình này được tiến hành cẩn trọng hơn, chính xác hơn nên an toàn hơn cho người dùng. Loại cảm biến vân tay này thường được đặt phía bên dưới màn hình cảm ứng của smartphone. Tuy nhiên, cảm biến này rất thông dụng trên những chiếc iPhone.
Cảm biến sóng siêu âm
Đúng như tên gọi của nó, cảm biến sử dụng sóng siêu âm phát ra để ghi nhận dấu vân tay. Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao, sóng này sẽ tự phát ra, tương tác với da ngón tay và vân tay khi người dùng đặt ngón tay vào quét.
Cơ chế hoạt động của cảm biến sóng siêu âm cho phép ghi nhận dấu vân tay cả trường hợp ngón tay bị bẩn hoặc ướt. Với cơ chế này thì độ bảo mật của nó cũng cao hơn nhờ vào cách thức xác thực 3D thay vì dạng 2D như cảm biến quang học.
Xem thêm: Touch ID là gì, cài đặt chúng trên iPhone như thế nào?