:quality(75)/2024_1_8_638403374632593917_blockchain-developer.jpg)
:quality(75)/2024_1_1_638397494608670897_409307496_924411505719855_5538812596272384266_n.jpg)
:quality(75)/2024_1_1_638397494608670897_409307496_924411505719855_5538812596272384266_n.jpg)
Blockchain Developer là gì? Liệu đây có phải là một ngành nghề “siêu hot” trong tương lai?
Blockchain Developer là gì và tiềm năng phát triển của ngành nghề này như thế nào là vấn đề được rất nhiều người trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm. Vậy bạn đã biết gì về Blockchain Developer hay chưa? Hãy cùng FPT Shop khám phá những nét đặc sắc xoay quanh nội dung này ngay bây giờ nhé!
Kỷ nguyên số đang ngày càng bùng nổ, nhu cầu tuyển dụng khối ngành kỹ thuật - công nghệ cũng từ đó tăng lên và vị trí Blockchain Developer cũng vậy. Một khái niệm chỉ mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây và cũng chưa được quá nhiều người biết đến, nhưng lại cực kỳ hấp dẫn. Vậy làm sao để trở thành một Blockchain Developer chuyên nghiệp? Khám phá ngay thôi!
Blockchain Developer là gì?
Blockchain Developer là thuật ngữ chỉ những người có vai trò sáng tạo, triển khai, phát triển và cải tiến các ứng dụng có liên hệ với Blockchain: Những giao thức, thiết kế kiến trúc, dApps (Decentralized Applications), Smart Contracts. Bên cạnh đó, Blockchain Developer cũng cần xử lý những vấn đề khác về phát triển nội dung 3D, thiết kế 3D, mô hình 3D.
Có những loại Blockchain Developer nào?
Vậy là bạn đã nắm được thuật ngữ Blockchain Developer là gì rồi đúng không nào? Trong thực tế, người ta chia lĩnh vực này thành 2 hình thức đó là: Người phát triển phần mềm Blockchain (Blockchain Software Developers) và người phát triển Blockchain cốt lõi (Core Blockchain Developers). Với mỗi hình thức sẽ có những công việc và nhiệm vụ khác nhau mà bạn cần phải biết.
Người phát triển phần mềm Blockchain
Đây là vị trí chịu trách nhiệm sáng tạo, phát triển và cải tiến những ứng dụng có liên quan đến kiến trúc và giao thức. Sau khi được hình thành, các ứng dụng đó sẽ được chạy thực tế trên Blockchain.
Để dễ dàng hình dung, bạn có thể liên tưởng đến những nhà phát triển web, tuy khác về lĩnh vực nhưng nhìn chung, họ cũng sử dụng giao thức và thiết kế của kiến trúc sư web để làm tiền để phát triển ứng dụng web cụ thể.
Nhà phát triển phần mềm Blockchain đôi khi cũng thực hiện việc thiết kế, tạo ra dApps hoặc các ứng dụng phi tập trung, chịu trách nhiệm phát triển những back-end, front-end, giám sát những stacks chạy trên dApps.
Người phát triển Blockchain cốt lõi
Khác với những nhà phát triển phần mềm được đề cập ở trên, Core Blockchain Developers có nhiệm vụ chủ yếu và lớn nhất là xây dựng, thiết kế và bảo mật hệ thống công nghệ Blockchain. Cụ thể, họ sẽ trực tiếp bắt tay vào làm ra những giao thức đồng thuận, đề xuất ý tưởng, giám sát và chịu trách nhiệm bảo mật với những thông tin, dữ liệu trong hệ thống kiến trúc Blockchain.
Tiềm năng của ngành Blockchain Developer
Nhận xét nghề Blockchain trong bối cảnh hiện tại
Blockchain là một công nghệ mới, được dự báo sẽ xâm chiếm và thay đổi nhiều lĩnh vực trong xã hội ở hiện tại và tương lai như truyền thông, viễn thông, sản xuất, y tế, tài chính ngân hàng, giáo dục,... bởi lẽ nhu cầu kết nối, bảo mật và phục vụ tiện lợi cho người dùng đang rất được quan tâm. Chính vì vậy, mức nhu cầu đặt ra với Blockchain Developer cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo dự báo của LinkedIn, nhu cầu về Blockchain Developer sẽ tăng 400% trong vòng 5 năm tới. Điều này có nghĩa là, trong tương lai, Blockchain Developer sẽ trở thành một trong những ngành nghề hấp dẫn và triển vọng nhất trên thị trường lao động thời đại mới.
Có nhiều lý do khiến Blockchain Developer trở thành một ngành nghề tiềm năng, bên cạnh khả năng ứng trong nhiều lĩnh vực, công nghệ này còn mang lại các giá trị và lợi ích cho các doanh nghiệp và tổ chức. Họ sẵn sàng đầu tư vào Blockchain và đẩy mạnh tuyển dụng các vị trí Blockchain Developer, đây là “cơ hội vàng” của những lập trình viên, những học viên, nhà phát triển đang học và tìm hiểu lĩnh vực này.
Những vị trí phổ biến của lĩnh vực Blockchain
Tại Việt Nam, từ 2018 - thời điểm Blockchain phát sốt đến hiện tại đã xuất hiện và hình thành khá nhiều vị trí nghề nghiệp có liên quan đến Blockchain như:
- Blockchain Developer.
- Solidity Developer.
- Blockchain Product Manager.
- Blockchain Engineer.
- Blockchain Consultant.
- Blockchain Architect…
Trong đó, Blockchain Developer nhận được sự quan tâm hàng đầu của rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay.
Làm sao để trở thành một Blockchain Developer?
Rõ ràng, tất cả chúng ta đều có thể thấy một tương lai cực kỳ lớn của Blockchain, tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành một Blockchain Developer. Bởi lẽ, vị trí này đòi hỏi những người có bề dày về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, những hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực chiến mới có thể trở thành một người giỏi trong lĩnh vực.
Nếu bạn mong muốn trở thành một Blockchain Developer thì đừng vội nản lòng, hãy bắt đầu từ những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Dưới đây là 6 kiến thức và kỹ năng buộc phải có mà bạn nên tìm hiểu:
Nắm được thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Thuật toán là một tập hợp các bước được thực hiện để giải quyết một vấn đề. Trong Blockchain, thuật toán được sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, bao gồm: Đồng thuận, mã hóa và tính toán. Cấu trúc dữ liệu lại là cách tổ chức dữ liệu để thuận tiện cho việc lưu trữ và truy cập, cụ thể, cấu trúc dữ liệu trong Blockchain là những chuỗi khối có liên kết với nhau.
Việc nắm được thuật toán và cấu trúc dữ liệu giúp Blockchain Developer có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của phần mềm. Điều này giúp họ phát triển các ứng dụng một cách hiệu quả và an toàn hơn.
Chưa kể, khi nắm vững được những kiến thức này còn là tiền đề giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu được những hợp đồng thông minh đòi hỏi chi phí cực lớn và thực hiện trong môi trường phi tập trung.
Ngôn ngữ lập trình Blockchain
Đối với lĩnh vực công nghệ nói chung và Blockchain nói riêng, việc đọc và hiểu được ngôn ngữ là điều cơ bản đầu tiên mà chúng ta cần phải biết. Các ứng dụng Blockchain chủ yếu được xây dựng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C++, C#, Solidity… Chưa kể với những Blockchain Developer có vị trí xây dựng và kiểm soát nâng cao hơn lại cần nắm được nhiều ngôn ngữ chuyên ngành hơn.
Mật mã học (Cryptography)
Mật mã học là nội dung về việc mã hóa và giải mã dữ liệu. Nó đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển trong công nghệ Blockchain, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu được lưu trữ trước những đe dọa nguy hiểm từ bên trong và bên ngoài. Chính vì vậy Blockchain Developer cần phải hiểu rõ và biết cách thực hiện kỹ năng này.
Kiến trúc công nghệ
Kiến trúc Blockchain chính là tiền đề của các hoạt động và nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực. Một số nội dung của vấn đề này mà Blockchain Developer có thể tìm hiểu như: Pos (Proof of Stake), PoW (Proof of Work), DPoS (Delegated Proof of Stake), mô hình UTXO (Unspent Transaction Output), ví (wallet) & SPV (Simplified Payment Verification),...
Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh hay Smart Contracts là khái niệm chỉ các tập lệnh, chương trình hoạt động và lưu trữ trong Blockchain. Đây là một chương trình được hiểu đơn giản như là sợi dây liên kết giữa 2 bên tham gia giao dịch một cách tự động mà không cần đến trung gian.
Hiện nay, hầu hết các giải pháp Blockchain đều đang nỗ lực phát triển những hợp đồng thông minh. Cụ thể trong thị phần ứng dụng của lĩnh vực này hiện nay, Ethereum và Web3 đã chiếm hơn 85% và chúng đều chạy với các hợp đồng thông minh. Chính vì vậy, kỹ năng về Smart Contracts sẽ cực kỳ quan trọng khi bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tài chính và kinh doanh
Những kiến thức và kỹ năng này nghiêng về việc ứng dụng Blockchain trong thế giới thực, vốn dĩ trong những lĩnh vực như Fintech vẫn đang được áp dụng Blockchain rất rộng rãi. Vì vậy, bên cạnh những kỹ năng kỹ thuật kể trên, những Blockchain Developer tương lai cũng cần có một cái nhìn rộng về hoạt động vận hành tài chính.
Những nội dung trên chỉ là một trong những yếu tố cần để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ Blockchain mà thôi. Thực tế, mỗi Blockchain Developer còn cần khá nhiều kiến thức khác nữa tuỳ thuộc vào nhánh chuyên sâu mà họ đang hoạt động. Một số kỹ năng khác mà bạn cần trau dồi cho bản thân như: Khả năng phân tích logic và sáng tạo, kỹ năng hợp tác, giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình…
Con đường trở thành Blockchain Developer
Lộ trình thông thường của một Blockchain Developer sẽ bắt đầu từ việc hoàn thành chứng chỉ hoặc bằng cấp về lĩnh vực khoa học công nghệ máy tính hoặc bảo vệ thông tin điện tử. Vị trí càng cao, càng quan trọng sẽ đòi hỏi loại bằng tốt nghiệp của các ứng viên. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng hiện nay đề cao kỹ thuật và kinh nghiệm, vì vậy tham gia các khoá học đào tạo ngắn hạn chất lượng cũng sẽ có cơ hội trở thành một nhà phát triển Blockchain.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu về Blockchain và Cryptocurrency
Bồi đắp cho mình một nền tảng về kiến thức, khái niệm và cơ chế hoạt động về Blockchain và Cryptocurrency là điều bạn cần làm đầu tiên. Những nội dung xoay quanh Blockchain và các thành phần liên quan đến nó như khối, băm khối (block hash), dấu thời gian (block index), thời gian của khối (block time)...
Giai đoạn 2: Thực hành và tương tác trong hệ thống
Việc tiếp theo để trở thành Blockchain Developer đó chính là tải xuống dApps hoặc các ví, đồng thời nỗ lực tương tác và học hỏi thêm kinh nghiệm về Blockchain. Những kiến thức mà bạn đã được học ở giai đoạn 1 sẽ được củng cố vững chắc và bổ sung khi chúng ta thấy rõ được cách vận hành của chúng trong thực tế.
Người học có thể thực hành những tác vụ từ đơn giản đến phức tạp, chẳng hạn: Tạo và vận hành khoá cá nhân và địa chỉ ví, ghi dữ liệu và giao dịch, chuyển giá trị qua chuỗi khối, tương tác với các nền tảng và hợp đồng thông minh, tham gia vào các diễn đàn với các nhà phát triển khác…
Giai đoạn 3: Học lập trình với ngôn ngữ lập trình
Nếu bạn đã có nền tảng về lĩnh vực công nghệ - khoa học máy tính hoặc đã và đang làm việc trong một ngành liên quan thì bước này sẽ không quá khó khăn. Tuy nhiên khi bạn là một “tờ giấy trắng” thì việc hiểu và học ngôn ngữ lập trình, cách lập trình sẽ cực kỳ quan trọng đòi hỏi sự nghiêm túc cao.
Đây là điều cần thiết để có thể giải quyết được những vấn đề trong quá trình xây dựng và vận hành Blockchain. Một số nội dung cần quan tâm lúc này là: Học cách viết code, cách tối ưu hiệu suất, học về bản chất xác định của giao dịch, lập trình một vài khía cạnh khác nữa…
Giai đoạn 4: Tìm hiểu về Smart Contracts
Như đã đề cập, hợp đồng thông minh là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực này và Blockchain Developer cũng không thể nào xem nhẹ. Việc phát triển Smart Contracts, tìm hiểu Deterministic (chất xác định), thời hạn và phân biệt hợp đồng… là những điều chúng ta cần biết.
Giai đoạn 5: Thi chứng chỉ
Chứng chỉ là một cơ sở quan trọng để chứng minh khả năng của bạn trong lĩnh vực. Nó cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Blockchain Developer. Bên cạnh đó, quá trình ôn thi chứng chỉ còn giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng của mình.
Một số chứng chỉ blockchain phổ biến như: Certified Blockchain Professional (CBP), Certified Blockchain Expert (CBE), Certified Blockchain Architect (CBA), Graduate Certificate in Blockchain Enabled Business…
Mức thu nhập của Blockchain Developer
Theo ghi nhận tại Anh, đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm cần thông qua đào tạo thường sẽ được các công ty trả từ 40.000 - 60.000 bảng Anh. Con số này có thể cao hơn với các tập đoàn lớn có nguồn vốn dồi dào, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cho những vị trí Blockchain Developer lại mạnh hơn. Họ thông thường sẽ trả 100.000 - 150.000 bảng cho người có trên 5 năm kinh nghiệm.
Vậy ở Việt Nam thì sao? Theo thông tin từ những trang web tuyển dụng lớn hiện nay mà chúng tôi quan sát, Blockchain Developer có khá nhiều mức lương đa dạng tùy vào năng lực từ chưa có cho đến đã có kinh nghiệm. Mức thu nhập sẽ giao động trong khoảng từ 1000 đô đến 3000 đô một tháng.
Tạm kết
Bài viết đã lần lượt trả lời cho bạn về Blockchain Developer là gì và vô vàn những vấn đề xoay quanh lĩnh vực này rồi đấy! Hy vọng rằng những nội dung trên sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn rõ nét nhất về Blockchain Developer và có được một hướng phát triển phù hợp trong tương lai.
Xem thêm:
- Layer 1 trong blockchain: Những gì bạn cần biết và sức ảnh hưởng với thị trường crypto
- Tìm hiểu về mối liên hệ giữa blockchain và Web3: Có gì khác nhau hay không?
Có thể bạn chưa biết, hiện nay tại các hệ thống của FPT Shop đang cung cấp rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các thiết bị điện tử với đa dạng những mẫu mã khác nhau. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay thôi nào! Xem máy tính bảng giá tốt tại đây.