Blacklist là gì? Nguyên nhân và cách giải quyết khi website của bạn bị đưa vào blacklist
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Ngọc Diệp
2 tháng trước

Blacklist là gì? Nguyên nhân và cách giải quyết khi website của bạn bị đưa vào blacklist

Blacklist là gì và có để lại hậu quả nào với website không? Bài viết này của FPT Shop sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc đó của bạn, đồng thời cung cấp giải pháp kịp thời để khắc phục và phòng ngừa website bị blacklist. Khôi phục uy tín và tăng thứ hạng tìm kiếm cho trang web của bạn ngay thôi!

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Giải đáp về blacklist
Nguyên nhân phổ biến khiến website dính blacklist
Hậu quả của website bị vào blacklist là gì?
Ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh doanh nghiệp
Cách kiểm tra website có bị blacklist hay không
Cách để gỡ địa chỉ IP khỏi blacklist
Tạm kết

Trong thế giới số ngày nay, việc bảo vệ thông tin và uy tín trực tuyến là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một mối đe dọa luôn rình rập các website, đó là việc bị liệt vào blacklist. Vậy blacklist là gì, hay danh sách đen là gì và tại sao nó lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chủ sở hữu website?

Giải đáp về blacklist

Blacklist là gì?

Blacklist hay còn gọi là danh sách đen, là một danh sách chứa các địa chỉ domain hoặc IP bị đánh dấu là nguồn spam bởi các tổ chức thống kê. Những địa chỉ này thường bị các server gửi thư rác đánh dấu khi chúng lạm dụng quá mức các kỹ thuật SEO Off-page, đặc biệt là việc xây dựng backlink spam hàng loạt.

Ngoài ra, blacklist còn được hiểu là danh sách các địa chỉ IP bị cấm hoặc hạn chế xuất hiện trên một hệ thống hoặc dịch vụ nào đó. Việc blacklisting IP thường được áp dụng để ngăn chặn hoặc giới hạn truy cập từ các website có nội dung vi phạm nguyên tắc.

Thông báo cho thấy website đã bị vào blacklist

Nguyên nhân phổ biến khiến website dính blacklist

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến một website bị đưa vào danh sách đen - blacklist, ví dụ như:

  • Hoạt động lừa đảo: Website thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo người dùng, ví dụ như giả mạo thông tin, bán hàng giả hoặc thu thập thông tin cá nhân trái phép.
  • Gửi email hàng loạt (spam): Gửi email quảng cáo, thư rác đến một lượng lớn địa chỉ email không có sự đồng ý trước đó.
  • Nội dung độc hại: Website chứa nội dung khiêu dâm, bạo lực hoặc vi phạm bản quyền.
  • Mã độc: Web bị tấn công và chèn mã độc, gây hại cho người dùng và các hệ thống khác.
  • Thiếu bản ghi MX: Bản ghi MX (Mail Exchanger) là một cấu hình DNS quan trọng cho việc gửi và nhận email. Nếu website không có bản ghi MX hoặc cấu hình sai, email gửi từ website có thể bị coi là spam.
  • Sử dụng IP động: IP động là địa chỉ IP thay đổi thường xuyên, có thể gây khó khăn cho việc xác thực và làm tăng nguy cơ bị blacklist.
  • Liên kết đến các website xấu: Nếu liên kết đến các website có nội dung không lành mạnh, bị blacklist hoặc có hoạt động đáng ngờ cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của website đó.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc website bị blacklist như cấu hình server không đúng, sử dụng các công cụ SEO black hat hoặc bị các đối thủ cạnh tranh báo cáo sai.

Liên kết đến các website xấu là một nguyên nhân bị blacklist

Hậu quả của website bị vào blacklist là gì?

Suy giảm thứ bậc trên giao diện tìm kiếm

Suy giảm thứ bậc do blacklist là gì? Các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng danh sách đen để đánh giá độ tin cậy và chất lượng của một website. Khi bị liệt vào blacklist, thuật toán của Google sẽ giảm thứ hạng của website đó trong kết quả tìm kiếm, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi danh sách kết quả. 

Giảm sút lượng truy cập và tương tác

Trường hợp một website bị liệt vào danh sách đen, người dùng sẽ gặp khó khăn hoặc không thể truy cập vào trang web đó. Các hệ thống bảo mật, tường lửa và trình duyệt sẽ chặn truy cập, hiển thị cảnh báo hoặc thông báo rằng trang web không an toàn. Điều này dẫn đến việc giảm đáng kể lượng truy cập, sụt giảm số lượng khách hàng tiềm năng và tương tác của người dùng với website.

Người dùng sẽ bị hạn chế truy cập vào website trong blacklist

Ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh doanh nghiệp

Việc bị liệt vào danh sách đen sẽ gây ra những nghi ngờ về độ tin cậy và an toàn của web. Người dùng và đối tác từ đó sinh ra e ngại khi tương tác với một website bị đánh dấu là không đáng tin cậy. Điều này dễ dẫn đến việc mất đi lòng tin của khách hàng, làm giảm uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Các đối tác, nhà đầu tư hiện nay cũng thường khó khăn hơn khi hợp tác với một doanh nghiệp có website bị liệt vào danh sách đen. Điều này làm hạn chế các cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Blacklist ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh doanh nghiệp

Việc xóa bỏ một website khỏi danh sách đen là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Ngay cả khi đã khắc phục được các vấn đề gây ra, việc khôi phục lại uy tín và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cũng cần một thời gian dài.

Doanh thu và lợi nhuận của website đi xuống

Giảm sút lượng truy cập và tương tác trực tiếp tác động tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu website là kênh bán hàng chính, khi bị cho vào blacklist có thể làm giảm đáng kể doanh số bán hàng. Ngoài ra, việc mất đi khách hàng tiềm năng và đối tác cũng gây ra thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp.

Blacklist gây giảm doanh thu và lợi nhuận của website

Cách kiểm tra website có bị blacklist hay không

Để xác định chính xác liệu website của bạn có đang nằm trong danh sách đen (blacklist) hay không, bạn cần thực hiện một số bước kiểm tra đơn giản:

Bước 1: Đầu tiên, truy cập vào các công cụ chuyên dụng như MXtoolbox (hoặc có thể sử dụng WhatIsMyIPAddress).

Truy cập vào MXtoolbox

Bước 2: Tại đó, bạn sẽ tìm thấy mục Blacklist, hãy nhập địa chỉ IP hoặc Domain vào ô tìm kiếm và nhấn nút kiểm tra. Hệ thống sẽ tiến hành quét và đối chiếu với các danh sách đen lớn trên toàn cầu.

Nhập địa chỉ IP hoặc Domain vào ô tìm kiếm

Bước 3: Chờ trong vài giây để hoàn tất quá trình kiểm tra. Nếu kết quả trả về hiển thị biểu tượng LISTED màu đỏ, điều đó có nghĩa là địa chỉ IP của bạn đã bị đưa vào blacklist. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và cách gỡ bỏ khỏi danh sách đen, hãy nhấp vào mục Detail.

Nếu không có kết quả nào được hiển thị hoặc biểu tượng màu xanh xuất hiện, chứng tỏ website đó đang hoạt động bình thường và không gặp vấn đề gì liên quan đến blacklist.

Kết quả hiển thị sau khi kiểm tra

Cách để gỡ địa chỉ IP khỏi blacklist

Muốn thành công trong việc gỡ bỏ địa chỉ IP khỏi danh sách đen, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần xác định rõ nguyên nhân khiến IP của mình bị đưa vào blacklist. Qua đó không chỉ giúp bạn có giải pháp khắc phục hiệu quả, mà còn tăng khả năng được các tổ chức quản lý blacklist xem xét và chấp thuận yêu cầu gỡ bỏ.

Ngược lại, nếu chúng ta không nắm được và không khắc phục triệt để nguyên nhân gốc rễ, nguy cơ bị đưa vào danh sách đen một lần nữa là rất cao, thậm chí có thể dẫn đến việc bị cấm IP vĩnh viễn. Hơn nữa, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet không cho phép đổi IP khi IP đang bị hạn chế, điều này càng làm tăng thêm khó khăn trong quá trình khắc phục.

Cần xác định rõ nguyên nhân khiến IP bị vào blacklist

Vậy cách để gửi yêu cầu gỡ bỏ IP khỏi blacklist là gì? Hãy thực hiện theo hướng dẫn chi tiết cho hai trường hợp phổ biến nhất sau:

Cách gỡ khỏi blacklist của Google

Dưới đây là các thao tác giúp giải quyết tình trạng dính blacklist trên nền tảng Google:

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console và tìm đến công cụ kiểm tra trang web. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy thông tin về các vấn đề liên quan đến website của mình.
  • Gửi yêu cầu gỡ bỏ IP, đi kèm với một bản giải trình chi tiết về các biện pháp khắc phục đã thực hiện.
  • Google sẽ tiến hành xem xét yêu cầu và đưa ra quyết định cuối cùng, thường là khoảng 3 đến 7 ngày.

Sử dụng Google Search Console để gỡ khỏi danh sách đen

Cách gỡ khỏi blacklist của McAfee

Đối với McAfee, cách khắc phục tình trạng dính blacklist là:

  • Đầu tiên, tạo một tài khoản trên trustedsource.org, bởi lẽ McAfee hiện nay mới chỉ xem xét yêu cầu tại đây.
  • Truy cập vào McAfee Site System/Web Control và nhập URL của website để kiểm tra xem có bị liệt vào danh sách đen hay không.
  • Nếu có, bạn sẽ được hướng dẫn gửi yêu cầu xem xét, trong đó cần cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề và các giải pháp khắc phục đã làm. Cuối cùng nhấn vào phần Submit URL for Review, McAfee sẽ đánh giá yêu cầu và quyết định có chấp nhận gỡ IP khỏi blacklist hay không.

Cách gỡ khỏi blacklist của McAfee

Lưu ý: Các bước thực hiện trên có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào từng tổ chức quản lý blacklist và phiên bản hoạt động. Do đó, người dùng nên tham khảo hướng dẫn chi tiết trên trang web quản lý để có thông tin chính xác nhất.

Tạm kết

Việc hiểu rõ blacklist là gì và những nguyên nhân dẫn đến việc website bị đưa vào danh sách đen là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ người làm SEO hay chủ sở hữu website nào. Bằng cách chủ động phòng ngừa và khắc phục kịp thời, bạn có thể bảo vệ uy tín, giúp trang web hoạt động ổn định và hiệu quả.

Bạn là người vận hành hoặc quản lý website, luôn tìm kiếm những công cụ làm việc hiệu quả nhất? Một chiếc MacBook với cấu hình mạnh mẽ, màn hình sắc nét và hiệu năng ấn tượng sẽ là chiếc laptop phù hợp dành cho bạn. Đến ngay FPT Shop để trải nghiệm và sở hữu chiếc MacBook cao cấp với giá ưu đãi thôi nào! Xem các dòng MacBook chất lượng tại đây:

MacBook

Xem thêm:

Chủ đề
Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành