Điểm Antutu là gì? Antutu hoạt động ra sao?
Nhiều năm trở lại đây, thế giới công nghệ liên tục chứng kiến sự ra mắt của nhiều mẫu smartphone – tablet với hệ thống phần cứng vượt trội nên cần phải có công cụ thích hợp để đo lường được sức mạnh xử lí đó. Vậy điểm Antutu là gì?
Antutu Benchmark và những điều cần biết
Trong số những công cụ được sử dụng để đo lường sức mạnh xử lí của hệ thống phần cứng trên smartphone – tablet hiện nay, Antutu Benchmark là công cụ luôn được tin dùng nhiều nhất. Sau khi chạy các bài kiểm tra cần thiết, Antutu sẽ tổng hợp kết quả và đưa ra số điểm cho các kết quả đó.
Antutu Benchmark cũng sẽ cho bạn biết được liệu thiết bị của bạn mua về có mạnh không, có hoạt động ổn định không bằng cách biểu thị điểm số. Điểm số tổng thể sẽ được tổng hợp thì kết quả của các bài kiểm tra đơn lẻ.
Antutu Benchmark đánh giá sức mạnh của những thành phần nào?
- CPU: Con chip quan trọng nhất trong một thiết bị công nghệ như smartphone – tablet sẽ là nơi thể hiện hiệu năng của thiết bị đó, Antutu sẽ chạy các bài test để kiểm tra xem nó có mạnh đúng như thông tin quảng cáo của nhà sản xuất hay không.
- RAM: Khi test RAM trên smartphone – tablet, Antutu sẽ phân loại RAM thành 2 mục nhỏ là Tốc độ và Độ ổn định. Điểm tốc độ càng cao thì tốc độ truy xuất dữ liệu của RAM càng nhanh, điểm ổn định càng cao thì độ bền về lâu dài của máy cũng sẽ rất cao.
- GPU: Antutu sẽ đo hiệu năng của GPU có trên thiết bị bằng cả bài test 2D và 3D.
- IO (Input/Output): Antutu sẽ đo tốc độ đọc dữ liệu của các bộ nhớ lưu trữ trong thiết bị như bộ nhớ trong của máy – thẻ nhớ MicroSD.
Điểm Antutu có cần thiết không?
Trong trường hợp bạn cần biết thiết bị của mình có được như quảng cáo hay không cũng như yên tâm hơn về số tiền mình bỏ ra thì bạn có thể sử dụng Antutu để kiểm chứng. Điểm số Antutu quan trọng nhưng nó không phải là tất cả, chính trải nghiệm sử dụng hàng ngày của bạn mới là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của thiết bị bạn mua về.