Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo đang hợp tác với nhau trên một nền tảng cho phép các nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc đưa ứng dụng của họ lên tất cả các cửa hàng ứng dụng tương ứng theo từng hãng. Các nhà sản xuất đã tham gia cùng nhau trong Liên minh dịch vụ nhà phát triển toàn cầu (GDSA) trong nỗ lực thách thức sự thống trị quốc tế của Google Play Store.
Kể từ khi Google Play Store bị cấm ở Trung Quốc, người dùng Android đã quen với việc tải xuống các ứng dụng từ nhiều cửa hàng ứng dụng khác nhau, nhiều trong số đó được duy trì bởi các nhà sản xuất như Huawei và Oppo. Nhưng bên ngoài Trung Quốc, Google Play Store duy trì vị trí tối cao khi là nơi duy nhất và cũng như là thuận tiện nhất để các nhà phát triển có thể tải lên các phần mềm của họ. Sự độc quyền gần này có nghĩa là các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba đã phải vật lộn với sự hỗ trợ của nhà phát triển trên phạm vi quốc tế tuy nhiên lợi thế này có thể bị thách thức bởi nền tảng GDSA.
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/109853/Originals/cac-hang-smartphone-lon-cua-trung-quoc-hop-suc-doi-dau-voi-google-play-store-1.jpg)
Website thử nghiệm của GDSA kèm theo lưu ý rằng các dịch vụ của nó được lên kế hoạch cho chín quốc gia và khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nga và Malaysia. Reuters lưu ý rằng các công ty rất mạnh ở các khu vực khác nhau, chẳng hạn như Xiaomi ở Ấn Độ hay Huawei ở châu Âu. Nhưng cùng nhau, họ kiểm soát hơn 40% các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới tính đến quý IV năm ngoái. Nền tảng mới sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng tải ứng dụng của họ lên mọi cửa hàng cùng một lúc trong khi vẫn đảm bảo mức độ tương đương trên các cửa hàng ứng dụng.
Sự thống trị trên thị trường quốc tế của Play Store là một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều đối với Huawei, họ đã mất giấy phép cung cấp các ứng dụng và dịch vụ của Google vào năm ngoái bao gồm cả Google Play Store. Đây là một vấn đề khiến Huawei đã quyết định không chính thức phát hành chiếc flagship Mate 30 trên phạm vi toàn cầu. Công ty cũng đã thông báo rằng họ đang làm việc trên hệ điều hành của riêng mình có tên Harmony OS và cho biết là đã đầu tư 1 tỷ USD để tài trợ cho sự phát triển, tăng trưởng người dùng và tiếp thị cho Huawei Mobile Services để thay thế cho các dịch vụ của Google.
Theo: TheVerge