/2019_8_14_637013929477020176_dscf6282-0.jpg)
/f32103d8_20db_45e7_834d_5268cf18d45e_9b2a705f13.jpg)
/f32103d8_20db_45e7_834d_5268cf18d45e_9b2a705f13.jpg)
Lộ bằng sáng chế mới của Apple về công nghệ cảm biến dưới màn hình
Mới đây, bằng sáng chế mới từ Apple tiết lộ mô tả về công nghệ cảm biến dưới màn hình.
Đối với những người dùng Android hẳn đã quen thuộc với thiết kế màn hình "không tai thỏ" nhờ vào công nghệ cải tiến từ những công ty Trung Quốc như Vivo và OPPO. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm mới iPhone của Apple vẫn duy trì với thiết kế tai thỏ kể từ thời điểm ra mắt iPhone X.
Sắp tới, nhiều khả năng chúng ta sẽ sớm chiêm ngưỡng công nghệ mới từ Apple, khi nhiều nguồn tin tiết lộ hãng đã nộp bằng sáng chế mới từ USPTO, với tên gọi công nghệ “Display with light-transmitting windows” (Tạm dịch: Màn hình hiển thị tiếp nhận ánh sáng truyền dẫn).
Mặc dù không có nhiều chi tiết kỹ thuật được tiết lộ, nhưng giới quan sát nhận thấy bằng sáng chế đã tiết lộ thiết kế mạch màng mỏng đặt trên đế bên dưới, là nơi bao gồm thành phần như camera, cảm biến ánh sáng hoặc cảm biến tiệm cận. Để giải quyết vấn đề các cảm biến thu nhận tín hiệu xuyên qua tấm nền OLED, Apple sẽ dùng giải pháp "ánh sáng truyền dẫn" giúp các khoảng trống giữa các pixel tiếp nhận tín hiệu thông qua các bước sóng ánh sáng.
Thêm vào đó, bằng sáng chế cũng nói về các phương pháp để giảm nhẹ ánh sáng từ chính các pixel, giúp thiết bị nhận dữ liệu đầu vào chính xác hơn. Ngoài ra, Apple cũng tiết lộ một số phương pháp dựa trên thiết kế màng mỏng như lớp cực âm, mặt nạ bóng và xử lý laser.
Theo giới quan sát cho biết, bằng sáng mà công nghệ Apple mô tả gần giống với công nghệ của OPPO từng trình diễn tại sự kiện MWC tổ chức ở Thượng Hải, Trung Quốc. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn rất hạn chế và chưa thể sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt, ít nhất là tại thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, báo cáo từ Apple Insider cho biết thế hệ iPhone 2020 sẽ sớm "cắt giảm" diện tích tai thỏ, giúp thiết bị trở nên thoáng hơn và sớm loại bỏ hoàn toàn tai thỏ vào năm 2021.
Nguồn: 91mobiles