WiFi đã kết nối nhưng không có Internet: Khám phá nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn gặp tình trạng "WiFi đã kết nối nhưng không có Internet"? Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như sự cố kết nối vật lý, lỗi phần mềm hoặc sự gián đoạn từ nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể khắc phục tình trạng lỗi này bằng các cách đơn giản ở trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, WiFi đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp phải tình trạng WiFi đã kết nối nhưng không có Internet, gây gián đoạn công việc, học tập và giải trí. Đây là một vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục nhanh chóng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân gây ra lỗi WiFi đã kết nối nhưng không có Internet và những giải pháp hiệu quả để giúp bạn khôi phục kết nối Internet chỉ trong vài bước đơn giản.
Nguyên nhân gây ra lỗi WiFi đã kết nối nhưng không có Internet
Lỗi "WiFi đã kết nối nhưng không có Internet" là một sự cố khá phổ biến mà người dùng mạng gặp phải. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng này:
- Lỗi địa chỉ IP và DNS: Thiết bị của bạn có thể đang sử dụng địa chỉ IP tĩnh không chính xác hoặc cấu hình DNS sai, khiến kết nối không thể truy cập Internet ổn định.
- Lỗi phần mềm hoặc driver mạng: Trình điều khiển (driver) mạng cũ hoặc bị lỗi cũng là nguyên nhân phổ biến của sự cố này. Đôi khi, phiên bản driver không tương thích với hệ điều hành cũng có thể làm gián đoạn kết nối.
- Mạng WiFi bị tắc nghẽn: Nếu có quá nhiều thiết bị đang cùng kết nối WiFi, mạng sẽ bị quá tải, dẫn đến tốc độ Internet giảm hoặc không có kết nối, thường xảy ra trong các khu vực đông đúc.
- Sóng WiFi yếu hoặc bị nhiễu: Nếu bạn ở quá xa điểm phát WiFi hoặc trong khu vực có quá nhiều mạng WiFi xung quanh, tín hiệu có thể bị yếu và không ổn định.
- Cấu hình mạng không chính xác: Các thiết lập như ngày giờ sai hoặc các cài đặt mạng bị xung đột cũng có thể gây ra sự cố không kết nối được Internet mặc dù WiFi đã được kết nối.
- Vấn đề từ nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): Đôi khi, lỗi không phải do thiết bị của bạn mà do sự cố từ phía nhà cung cấp dịch vụ Internet. Việc kiểm tra với ISP là cần thiết khi các phương pháp khắc phục cơ bản không hiệu quả.
Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp sẽ bạn dễ dàng đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng, đảm bảo kết nối Internet ổn định cho công việc và học tập.
Cách khắc phục lỗi WiFi đã kết nối nhưng không có Internet
Sau khi tìm ra nguyên nhân gây lỗi "WiFi đã kết nối nhưng không có Internet", bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp ở dưới để khắc phục sự cố này.
1. Kiểm tra cáp mạng và kết nối vật lý
Kiểm tra cáp mạng và kết nối vật lý giữa modem và router là một bước quan trọng trong việc khắc phục lỗi "WiFi đã kết nối nhưng không có Internet". Nếu cáp mạng bị lỏng hoặc hỏng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truyền tải tín hiệu từ modem đến router, từ đó làm gián đoạn kết nối Internet mặc dù thiết bị của bạn đã kết nối WiFi thành công. Việc đảm bảo rằng các dây cáp kết nối không bị lỗi, đứt hoặc lỏng sẽ giúp đảm bảo mạng hoạt động ổn định.
Cách làm:
- Bạn hãy kiểm tra các dây cáp kết nối giữa modem và router. Cáp phải được cắm chắc chắn vào cổng WAN của router (cổng có ghi chữ Internet hoặc WAN) và cổng LAN của modem.
- Nếu thấy cáp có dấu hiệu hư hỏng (ví dụ, bị đứt hoặc xước), bạn hãy thay thế cáp mới.
- Sau đó, bạn hãy quan sát và đảm bảo đèn Internet hoặc WAN trên router sáng nhấp nháy màu xanh.
2. Khởi động lại thiết bị phát WiFi
Khởi động lại thiết bị phát WiFi (modem hoặc router) có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến phần mềm và cấu hình của thiết bị. Trong quá trình sử dụng, bộ nhớ của router có thể bị đầy hoặc gặp lỗi phần mềm, làm cho thiết bị không thể duy trì kết nối Internet dù đã kết nối WiFi. Việc khởi động lại thiết bị sẽ giúp giải phóng bộ nhớ, tái thiết lập kết nối và loại bỏ các sự cố phần mềm tạm thời.
Cách làm:
- Bạn hãy tắt thiết bị phát WiFi (modem hoặc router) trong vòng 30 giây đến 1 phút.
- Sau đó, bạn hãy bật lại và đợi khoảng vài phút để thiết bị khởi động lại hoàn toàn.
- Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra xem đèn trên router có sáng bình thường và kết nối lại thiết bị của bạn với WiFi.
3. Kiểm tra các thiết bị khác
Kiểm tra các thiết bị khác sẽ giúp bạn xác định rõ nguồn gốc của sự cố. Nếu các thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop vẫn có thể kết nối Internet bình thường, vấn đề có thể nằm ở chính thiết bị của bạn. Tuy nhiên, nếu tất cả các thiết bị đều không thể kết nối, thì lỗi có thể nằm ở bộ phát WiFi hoặc đường truyền Internet. Việc kiểm tra các thiết bị khác sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian xác định nguyên nhân của sự cố.
Cách làm:
- Bạn hãy kết nối các thiết bị khác (như điện thoại, máy tính bảng, laptop) vào cùng một mạng WiFi và kiểm tra xem có thể truy cập Internet không.
- Nếu các thiết bị khác vẫn có thể truy cập Internet, lỗi có thể nằm ở thiết bị của bạn.
- Nếu tất cả các thiết bị đều không thể kết nối Internet, vấn đề có thể nằm ở đường truyền Internet hoặc thiết bị phát WiFi
4. Cấu hình DNS và địa chỉ IP
Cấu hình DNS và địa chỉ IP không chính xác có thể gây ra tình trạng không thể truy cập Internet dù WiFi đã kết nối. Địa chỉ DNS là yếu tố quan trọng để chuyển tên miền thành địa chỉ IP mà các trang web sử dụng, còn IP là "địa chỉ" của thiết bị trên mạng. Việc thay đổi các cài đặt này có thể giúp thiết bị của bạn kết nối lại với Internet nhanh chóng và ổn định hơn.
- Đổi DNS trên thiết bị Windows:
- Bạn hãy mở Control Panel > Network and Sharing Center > Change adapter settings.
- Sau đó, bạn hãy kích chuột phải vào Wi-Fi adapter và chọn Properties.
- Bạn cần chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), rồi nhấn Properties.
- Bạn hãy chọn Use the following DNS server addresses, sau đó điền 8.8.8.8 (Google DNS) vào ô Preferred DNS server và 8.8.4.4 vào ô Alternate DNS server. Khi điền xong, bạn hãy nhấn OK và kiểm tra lại kết nối.
- Đổi DNS trên thiết bị Android/iOS:
- Bạn hãy vào Cài đặt > Wi-Fi và chọn mạng WiFi bạn đang kết nối.
- Sau đó, bạn hãy tìm tùy chọn IP Settings và chuyển từ DHCP sang Static.
- Cuối cùng, bạn hãy nhập địa chỉ DNS là 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Khi nhập xong, bạn hãy kiểm tra lại kết nối xem đã hoạt động trở lại chưa.
5. Kiểm tra đường truyền Internet của nhà cung cấp dịch vụ
Đôi khi, lỗi không phải do thiết bị của bạn mà do sự cố từ phía nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Lúc này, bạn hãy kiểm tra đường truyền của ISP để giúp bạn xác định xem vấn đề có phải do sự gián đoạn từ nhà cung cấp dịch vụ không. Nếu tất cả các thiết bị trong nhà đều không thể truy cập Internet, sự cố rất có thể liên quan đến đường truyền hoặc gián đoạn dịch vụ tại khu vực của bạn. Việc liên hệ với ISP sẽ giúp bạn có thêm thông tin và giải pháp kịp thời.
Cách làm:
- Bạn hãy kiểm tra các đèn tín hiệu trên modem và router. Nếu đèn Internet hoặc WAN không sáng hoặc nhấp nháy, sự cố có thể đến từ nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
- Lúc đó, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ của bạn (ví dụ: FPT, Viettel, VNPT) để kiểm tra xem có sự cố gián đoạn dịch vụ tại khu vực của bạn hay không.
6. Reset lại cài đặt mạng trên thiết bị của bạn
Khi thiết bị không thể kết nối được với Internet mặc dù WiFi đã được kết nối, một nguyên nhân phổ biến là cài đặt mạng bị lỗi. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng tùy chọn “Reset network settings” của thiết bị để làm mới lại các cài đặt mạng. Tùy chọn này sẽ giúp thiết bị tải lại thông tin mới nhất về mạng và khắc phục sự cố.
Tạm kết
Tuy gây bất tiện, nhưng lỗi WiFi đã kết nối nhưng không có Internet hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng giải pháp. Với những hướng dẫn trong bài viết này, FPT Shop hy vọng bạn sẽ có thể xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và duy trì kết nối Internet ổn định.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm router WiFi chính hãng với giá vô cùng tốt, hãy ghé thăm các cửa hàng gần nhất của FPT Shop hoặc truy cập vào đường link bên dưới nhé.
Xem thêm: