Value Proposition là gì? Chi tiết cách tạo Value Proposition cho doanh nghiệp
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Giang Nguyễn
1 năm trước

Value Proposition là gì? Chi tiết cách tạo Value Proposition cho doanh nghiệp

Value Proposition là gì? Đây là một thắc mắc chung của khá nhiều người. Nếu bạn là một người làm ở lĩnh vực marketing mà vẫn chưa biết Value Proposition là gì thì bạn sẽ khá thiệt thòi. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Value Proposition cũng như những giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Value Proposition là gì?
Mức độ quan trọng của Value Proposition với doanh nghiệp
Những tiêu chí chính của Value Proposition
Những điều cần tránh khi tạo Value Proposition
Một số nhầm lẫn thường gặp về Value Proposition
Cách tạo một Value Proposition chất lượng cho doanh nghiệp
Case study về Value Proposition

Trong lĩnh vực marketing, Value Proposition có vai trò rất quan trọng. Biết về Value Proposition và cách tạo một Value Proposition hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho các chiến dịch marketing của công ty bạn. Vậy cụ thể thì Value Proposition là gì?

Value Proposition là gì?

Value Proposition là gì?

Value Proposition dịch ra tiếng Việt có nghĩa là cam kết giá trị hay tuyên bố giá trị, là lời hứa và lời cam kết của doanh nghiệp về những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng sẽ có được.

Value Proposition sẽ giúp trả lời cho câu hỏi “Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp A thay vì sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp B?”. Đồng thời, Value Proposition cũng là lý do, là cơ sở để khách hàng đặt lòng tin của mình vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong quá khứ, vào năm 1988, cụm từ “Value Proposition” lần đầu tiên được sử dụng bởi công ty McKinsey - một trong những công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, cụm từ này vẫn được sử dụng rộng rãi và nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào.

Mức độ quan trọng của Value Proposition với doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp đều cần phải có chiến lược marketing khi thực thi một chiến dịch, còn Value Proposition thì lại là một yếu tố cốt lõi khi thực hiện chiến lược marketing ấy. Vậy vai trò của Value Proposition là gì trong mỗi doanh nghiệp? Cụ thể thì, Value Proposition mang lại những giá trị như sau:

  • Đây là điểm kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ, là điều kiện thúc đẩy khách hàng chấp thuận các thỏa thuận nhanh chóng hơn.
  • Value Proposition đi kèm với những thông tin cụ thể và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ, nhờ đó khách hàng nắm bắt thông tin được rõ hơn và có động lực sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thông qua Value Proposition, các doanh nghiệp khẳng định được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó tạo nên niềm tin ở khách hàng.
  • Giúp cho doanh nghiệp tạo được điểm ấn tượng trong lòng khách hàng, giúp thương hiệu được biết đến nhiều hơn. Sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ sẽ là dấu ấn được khách hàng nhớ đến khi nghĩ tới doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh nhiều hơn so với các đối thủ trong bối cảnh thế giới ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu.
  • Khi đã xây dựng thành công lòng tin ở khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng sẽ chủ động mua sản phẩm, dùng dịch vụ của doanh nghiệp, nhờ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Value Proposition cũng khiến cho nhân viên của công ty tự tin hơn về sản phẩm, dịch vụ mình đang bán, do vậy khi thuyết phục khách hàng mua sắm thì khả năng truyền đạt cũng sẽ tốt hơn, dẫn đến hiệu quả cao hơn.

Mức độ quan trọng của Value Proposition với doanh nghiệp

Những tiêu chí chính của Value Proposition

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu Value Proposition được xây dựng không tốt thì doanh nghiệp sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn. Vậy những tiêu chí chính của một Value Proposition là gì? Doanh nghiệp muốn tạo một Value Proposition hiệu quả thì cần đáp ứng những yếu tố nào?

Những tiêu chí chính của Value Proposition

Ngắn gọn và dễ hiểu

Value Proposition không nên quá dài và lan man. Nội dung của Value Proposition nên ngắn gọn, bao gồm các giá trị mà doanh nghiệp hứa hẹn mang đến cho khách hàng và phải được trình bày mạch lạc, dễ hiểu. Một Value Proposition ngắn và rõ ràng sẽ giúp cho khách hàng dễ nhớ hơn, từ đó mới khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Chú trọng vào giải quyết vấn đề

Nhu cầu của khách hàng chính là điều quan trọng mà doanh nghiệp phải chú ý đến. Khi tạo Value Proposition, doanh nghiệp cần triển khai sao cho nó phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giải quyết được vấn đề khách hàng đang gặp phải và đáp ứng được mong muốn của họ.

Tính độc quyền và thuyết phục

Value Proposition cần phải có tính thuyết phục cao, sao cho khi đọc lời cam kết này thì khách hàng biết được lý do vì sao mình nên mua sản phẩm, dịch vụ của công ty này. Value Proposition cũng cần nêu lên các đặc điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mà các công ty khác không có. Một sản phẩm hay dịch vụ nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung cấp, vì vậy nếu muốn trở thành một doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm thì bạn phải cho khách hàng thấy được những giá trị mà họ nhận được khi lựa chọn doanh nghiệp của bạn.

Tính trực quan

Value Proposition khó hiểu, lan man là một điều cần tránh. Điều mà khách hàng cần ở một Value Proposition là gì? Đó là khi vừa đọc vào họ sẽ hiểu ngay lập tức, biết được lợi ích mà doanh nghiệp bạn đem lại và nhờ như vậy mới dẫn đến hành động mua hàng được nhanh hơn. Lưu ý rằng doanh nghiệp của bạn không cần phải truyền tải dài dòng hay giải thích thêm gì khác ngoài lợi ích mà khách hàng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Những điều cần tránh khi tạo Value Proposition

Nội dung không cụ thể, rõ ràng

Nếu khách hàng đọc Value Proposition của doanh nghiệp mà không hiểu họ đang muốn nói tới điều gì thì chứng tỏ họ đã thất bại trong việc xây dựng một Value Proposition. Viết một Value Proposition lủng củng, dùng những từ ngữ không gần gũi và đa nghĩa sẽ dẫn đến tình trạng hiểu lầm không đáng có.

Nội dung dài dòng, lan man

Việc viết dài dòng không phải lúc nào cũng là tốt. Value Proposition chỉ nên tập trung vào giải quyết vấn đề và nhu cầu của khách hàng, không nên được mô tả quá dài và nhắc đến những thứ không liên quan.

Nội dung đại trà

Value Proposition như một dấu ấn đặc biệt, đại diện cho một doanh nghiệp khi nói về sản phẩm, dịch vụ của họ với khách hàng. Do đó, Value Proposition không được quá cơ bản và đại trà. Vì một ngành luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau nên bạn cần tạo ra Value Proposition độc nhất, khác biệt và gây ấn tượng với người đọc. Môi trường càng cạnh tranh thì đòi hỏi sự sáng tạo càng lớn. 

Một số nhầm lẫn thường gặp về Value Proposition

Ngoài Value Proposition, ta biết được khái niệm Slogan hay Tagline cũng nói về việc truyền tải thông điệp đến khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu và truyền thông sản phẩm, do đó mà dễ có sự nhầm lẫn giữa Value Proposition với hai khái niệm này. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt.

  • Value Proposition là bản cam kết giá trị và lợi ích mà khách hàng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Slogan thường mô tả tính chất của thương hiệu, thường là phương hướng phát triển của doanh nghiệp hoặc là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó.
  • Tagline dùng để nhấn mạnh về mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn dùng để định vị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong thực tế, có một số doanh nghiệp dùng Value Proposition để làm Slogan và Tagline khi họ thấy nó thật sự phù hợp. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp tách biệt rõ ràng ba khái niệm này.

Cách tạo một Value Proposition chất lượng cho doanh nghiệp

Về lý thuyết thì có lẽ nhiều người đã hiểu Value Proposition là gì cũng như những điều cần lưu ý khi tạo Value Proposition. Tại phần này chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết cách tạo ra một Value Proposition hiệu quả để ai cũng có thể tham khảo và ứng dụng.

Bước 1: Xác định vấn đề và nhu cầu của khách hàng

Xác định vấn đề và nhu cầu của khách hàng

Bởi vì khách hàng là đối tượng quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp nên việc xác định được vấn đề và nhu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu mỗi khi thực thi một việc gì đó. Ở bước này, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi: “Khách hàng đang gặp phải/lo lắng về vấn đề gì?”, “Khách hàng đang cần gì và họ mong muốn gì từ các sản phẩm, dịch vụ?”, “Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng?”,...

Muốn trả lời được những câu hỏi trên thì doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng bằng việc làm khảo sát, phỏng vấn hoặc gọi điện chăm sóc khách hàng. Từ kết quả thu được thông qua những việc làm trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết luận về vấn đề cũng như nhu cầu hiện tại của khách hàng. Cuối cùng, Value Proposition sẽ được tạo ra nhằm cam kết sẽ giải quyết những vấn đề ấy và mang lại những giá trị tốt đẹp cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Lưu ý rằng, những cụm từ mà khách hàng hay nhắc đến nhất, tạm gọi là “keyword” sẽ cần được chú ý và khai thác vì đây có thể sẽ là điểm kết nối giữa khách hàng với Value Proposition của doanh nghiệp.

Bước 2: Tuyên bố lợi ích một cách rõ ràng

Tuyên bố lợi ích một cách rõ ràng

Như đã đề cập, Value Proposition cần được trình bày rõ ràng và giải quyết được vấn đề cũng như thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu và tạo ra một Value Proposition, doanh nghiệp chú ý những điểm sau:

  • Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ này là ai?
  • Lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ này mang lại cho khách hàng là gì?
  • Sản phẩm, dịch vụ này có gì nổi bật và khác biệt so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ? Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chúng tôi thay vì của doanh nghiệp khác?

Thông thường, Value Proposition chỉ nên dao động từ 2 - 3 câu. Value Proposition không nên quá dài, phải rõ ràng, mạch lạc và khiến cho khách hàng thấy được giá trị mà họ sẽ nhận được trong Value Proposition.

Bước 3: Tập trung mang lại giá trị cho khách hàng

Tập trung mang lại giá trị cho khách hàng

Tâm lý của khách hàng thường là sẽ nghĩ những điều mà doanh nghiệp cam kết đang bị cường điệu hóa, họ nghi ngờ rằng doanh nghiệp đang tâng bốc sản phẩm, dịch vụ của mình còn thực tế thì không được như vậy. Đây là một điều mà doanh nghiệp cần chú ý. Khi viết Value Proposition, doanh nghiệp nên tập trung nhiều vào những giá trị cụ thể mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng, đảm bảo khách hàng đạt được lợi ích về cả vật chất lẫn tinh thần.

Việc sử dụng từ ngữ cường điệu và sáo rỗng sẽ gây phản tác dụng. Khi đưa được giá trị vào lời cam kết thì doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo sẽ thực hiện được điều đó. Nếu chỉ tập trung viết Value Proposition thật hay và hấp dẫn nhưng không chắc chắn làm được thì sẽ rất nguy hiểm cho thương hiệu.

Bước 4: Tạo sự khác biệt so với đối thủ

Tạo sự khác biệt so với đối thủ

Bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất khi xây dựng Value Proposition đó là doanh nghiệp cần tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ trong ngành. Thị trường ngày càng phức tạp và sức cạnh tranh ngày càng tăng cao nên việc tạo nên sự khác biệt là rất cần thiết. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối thủ, biết được điểm mạnh - điểm yếu và giá trị mà đối thủ cam kết để từ đó điều chỉnh bên phía mình nhằm tạo nên điểm nổi bật mà không ai theo đuổi được.

Case study về Value Proposition

Apple iPhone

Apple iPhone

Apple đưa ra tuyên bố giá trị là “The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm”. Ngoài việc chú trọng đến phong cách thiết kế, Apple còn quan tâm đến sự tiện lợi, tính hữu dụng của sản phẩm dành cho khách hàng. Apple khẳng định rằng iPhone không đơn thuần là một chiếc điện thoại bình thường mà nó còn rất thông minh, sở hữu nhiều tính năng độc đáo và mang lại nhiều trải nghiệm hay ho cho người dùng.

Value Proposition của Apple đã mang lại hiệu quả kinh doanh rất lớn cho thương hiệu này. Thay vì viết một Value Proposition có nêu rõ những tính năng của iPhone thì Apple tập trung vào nhấn mạnh đến trải nghiệm của người dùng. Họ liên tục nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm với nhiều tính năng thú vị, sau đó đưa cho người dùng khai thác và trải nghiệm những tính năng này.

Grab

Grab

Grab đặt mục tiêu hướng tới việc xây dựng một Siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu (Everyday Everything App) dành cho mọi người dân ở Đông Nam Á. 

  • Grab sẽ cung cấp các chuyến đi được đặt trực tuyến và thực hiện đúng giờ mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.
  • Việc giao bưu kiện, thực phẩm và những hàng hóa mà khách hàng có nhu cầu sử dụng hàng ngày đều được thực hiện theo khung thời gian mong muốn của khách hàng.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn và đáng tin cậy cho khách hàng và doanh nghiệp, như các khoản vay trong ứng dụng, chuyển khoản trực tuyến bằng ví điện tử, bảo hiểm,...
  • Tạo những ưu đãi thú vị dưới dạng phần thưởng và quà tặng.
  • Tài xế và nhân viên giao hàng sẽ được cung cấp thêm thu nhập tương ứng từ những chuyến đi và dịch vụ giao hàng của họ.

Như vậy, bài viết đã giúp trả lời câu hỏi “Value Proposition là gì?” của nhiều người, cho thấy tầm quan trọng của Value Proposition và một số lưu ý khi xây dựng cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu sâu hơn về khái niệm Value Proposition cũng như biết cách tạo nên một bản tuyên bố giá trị hiệu quả, chất lượng. Chúc bạn sẽ thành công và đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này đến với nhiều người nhé!

Như đã được đề cập ở nội dung bài viết, chiếc điện thoại iPhone của hãng Apple mang rất nhiều tính năng hữu ích và đầy thú vị. Hãy sắm ngay một chiếc iPhone và trải nghiệm những công nghệ siêu thông minh ấy bằng cách ghé đến cửa hàng FPT Shop gần nhất" Điện thoại iPhone

Xem thêm:

Chủ đề
Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành