:quality(75)/2018_1_5_636507679599639489_tai-sao-smartphone-bi-cham-theo-thoi-gian-fptshop.jpg)
:quality(75)/2018_4_24_636601775833875661_img_8264_1c8b2475a0.jpg)
:quality(75)/2018_4_24_636601775833875661_img_8264_1c8b2475a0.jpg)
Tại sao smartphone lại chậm dần theo thời gian? Cách giải quyết ra sao?
Trong bài viết, FPT Shop sẽ cùng các bạn đi tìm nguyên nhân khiến smartphone của người dùng lại bị chậm sau một khoảng thời gian sử dụng.
Trong bài viết, FPT Shop sẽ cùng các bạn đi tìm nguyên nhân khiến smartphone của người dùng lại bị chậm sau một khoảng thời gian sử dụng.
Như các bạn thấy ngay cả với smartphone mà mình đang sử dụng luôn luôn thấy rằng dường như nó bị chậm đi, dùng không còn mượt mà như hồi mới "bóc seal" nữa. Vậy yếu tố nào đã gây ra tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu nó trong bài viết dưới đây.
Trước khi đi vào chi tiết, các bạn cần biết rằng việc smartphone bị chậm sau một thời gian sử dụng không phải do một nguyên nhân duy nhất (trường hợp pin của Apple là ngoại lệ vì nhà sản xuất can thiệp trực tiếp) mà do vài yếu tố khác nhau. Thường thì chúng ta chỉ khắc phục được một phần nào đó chứ không thể lấy lại được hiệu suất xử lý tốt như khi mới mua thiết bị. Cả phần cứng và phần mềm của smartphone trong trường hợp này đều có thể bị ảnh hưởng. Giải pháp được áp dụng cho vấn đề này để giải quyết triệt để là thiết lập lại hoàn toàn mọi thứ trên smartphone.
Chậm vì phần mềm
Mỗi lần Apple, Samsung, Google hay một OEM khác đẩy ra một bản cập nhật hệ điều hành mới thì thường sẽ bao gồm các tính năng mạnh mẽ hơn và ứng dụng mạnh hơn. Cùng lúc đó, những mã cũ và kém hiệu quả có thể bị bỏ qua và bỏ lại phía sau. Khi đó, smartphone của bạn được cần phải làm việc chăm chỉ hơn để có được những kết quả tương tự, khi các tính năng mới đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn.
Đó là những câu chuyện tương tự với ứng dụng của bên thứ ba. Chẳng hạn như các nhà phát triển cập nhật mã của họ để tận dụng lợi thế của phần cứng mới hơn và thêm tính năng mới yêu cầu nhiều sức mạnh xử lý hơn trong khi phần cứng của bạn vẫn không thay đổi.
Các ứng dụng với dữ liệu lớn dần lên, nhiều tính năng mới đòi hỏi phần cứng cao hơn
Nếu điện thoại thông minh mới nhất và mạnh nhất có phần cứng tốt hơn thì nhà sản xuất kiểu gì cũng sẽ tận dụng lợi thế đó để giới thiệu các tính năng nâng cao hoặc tối ưu mã. Và các model cũ trước đó khi thay đổi theo sẽ phải vật lộn để theo kịp.
Đó là trách nhiệm của các nhà phát triển và người dùng thì tất nhiên cũng không tránh khỏi liên lụy. Khi bạn sử dụng ứng dụng trên smartphone cá nhân thì chính là đang tham gia vào quá trình làm chậm nó. Đơn giản là mỗi khi bạn thực hiện điều gì đó thì ứng dụng sẽ ghi nhận dữ liệu, sở thích thiết lập, các file đã lưu... làm phức tạp thêm bộ nhớ của chính ứng dụng đó. Và với mỗi lần truy cập sau, bạn sẽ cần nhiều nguồn lực hơn cả về hiệu suất lẫn bộ nhớ để có thể sử dụng.
Nhưng quan trọng không kém là bộ nhớ trong của smartphone cứ bị đầy lên
Chưa dừng lại đó, hầu hết chúng ta đang liên tục bổ sung thêm phần mở rộng cho các ứng dụng hoặc thiết lập các chương trình để đáp ứng nhu cầu. Tất cả điều này làm tăng áp lực đối với phần cứng mà không thể thay đổi cho smartphone.
Chậm vì phần cứng
Hầu hết các sự suy giảm bạn sẽ nghĩ rằng hoàn toàn do phần mềm cồng kềnh hơn, phức tạp hơn trong khi phần cứng giữ nguyên. Nhưng không hoàn toàn phải như vậy vì có một sự suy thoái vật lý ở đây là pin lithium-ion.
Pin bên trong điện thoại thông minh của bạn sẽ suy giảm theo thời gian, một điều rất tự nhiên của công nghệ này. Nếu trên lý thuyết thì pin không phải RAM cũng không phải chip xử lý mà liên quan tới tốc độ xử lý nhưng pin suy hao tức là smartphone có ít thời gian sử dụng hơn. Và đó là lý do tại sao các nhà sản xuất hướng dẫn vấn đề về chăm sóc pin của bạn.
Pin cũng là một câu chuyện mà Appe tác động làm giảm hiệu suất iPhone
Một lần nữa, nó sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất, trừ khi các nhà sản xuất đang tự điều chỉnh tốc độ CPU để bù đắp cho tốc độ lão hóa pin, như Apple gần đây đã thừa nhận.
Ngoài pin thì có một nguyên nhân vật lý khác làm cho smartphone chậm dần theo thời gian chính là ổ cứng (bộ nhớ trong). Đối với các bộ nhớ flash trong smartphone, bạn sẽ thấy chậm dần khi không gian của nó còn rất ít. Chúng không có tuổi thọ hữu hạn nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất nếu còn quá ít vùng trống.
Còn CPU hay RAM không hề liên quan
Trong khi đó, các thành phần như CPU và bộ nhớ RAM sẽ không bị chậm theo thời gian hoặc chỉ rất ít mà bạn không thể nhận ra trong suốt vòng đời của một smartphone. Các thành phần này có thể "đột tử", nhưng nếu smartphone chậm thì không phải nguyên nhân từ bộ vi xử lý hoặc bộ nhớ RAM.
Vậy giải pháp là gì?
Tất cả những điều đó chỉ để bạn hiểu rằng smartphone bị chậm do nhiều nguyên nhân từ cả phần cứng, phần mềm, nhà phát triển, nhà sản xuất hay chính cách sử dụng của chúng ta. Lời khuyên tốt nhất để giữ cho thiết bị của bạn được trơn tru càng lâu càng tốt chính là: Giữ càng nhiều không gian trống trên tiện ích của bạn đến mức có thể, cài đặt các ứng dụng cần thiết, không nên cài tràn lan ứng dụng, sao lưu dữ liệu trên các đám mây, cập nhật hệ điều hành khi có cơ hội...
Cài đặt lại hệ điều hành của bạn hoặc đặt lại điện thoại sẽ giúp tạo ra sự khác biệt lớn cho trải nghiệm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc khôi phục sẽ mất đi các dữ liệu cá nhân. Nếu bạn muốn thực hiện điều này hãy sao lưu mọi dữ liệu lại nhé.
HàoPA
Theo gizmodo