React là gì? Tìm hiểu lộ trình phát triển bản thân thành lập trình viên React thực thụ
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Nhựt Liên
1 năm trước

React là gì? Tìm hiểu lộ trình phát triển bản thân thành lập trình viên React thực thụ

React là gì? Quá trình trau dồi kiến thức để trở thành lập trình viên React có khó không? Người học cần chú ý đến việc trau dồi, rèn luyện những kiến thức và kỹ năng gì? FPT Shop sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên để nâng cao quá trình học hỏi của bản thân.

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Giới thiệu React là gì? 
Lịch sử phát triển React như thế nào? 
Tìm hiểu về lộ trình học Reactjs
Tổng hợp kiến thức cần biết khi học Reactjs
Tạm kết

React là gì? Thuật ngữ thường xuất hiện trên bảng tuyển dụng vị trí công việc tại các công ty lập trình máy tính. Ngoài React thì chúng ta có thể bắt gặp một số cụm từ tương tự như Reactjs và React Native. Vậy cách ứng tuyển vị trí lập trình React cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?  Mời bạn theo dõi đáp án được FPT Shop bật mí ngay sau đây. 

Giới thiệu React là gì? 

React là một thư viện Javascript phổ biến được phát triển bởi Facebook. Mục tiêu sử dụng công nghệ để xây dựng giao diện người dùng cho các ứng dụng web. Nền tảng này giúp nhà phát triển xây dựng các thành phần giao diện cơ bản để người dùng tái sử dụng và tương tác một cách hiệu quả. 

Cập nhật những kiến thức cơ bản về React

React cũng sử dụng mô hình "Virtual DOM" đóng vai trò tối ưu hóa hiệu suất và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Nền tảng thường được kết hợp với các thư viện khác và các công cụ phổ biến như Redux. Từ đó tạo ra công dụng quản lý trạng thái dữ liệu của ứng dụng một cách dễ dàng hơn.

Lịch sử phát triển React như thế nào? 

React được phát triển bởi tập đoàn Facebook với thời gian chính thức công bố vào năm 2013. Ban đầu, React được sử dụng để xây dựng các trang web ứng dụng của Facebook. Sau đó, dịch vụ mới được mở nguồn cho cộng đồng phát triển. Kể từ cột mốc này, nền tảng nhanh chóng trở thành một trong những tiện ích phổ biến nhất của thư viện Javascript với tác dụng chính là xây dựng giao diện người dùng.

Quá trình phát triển công nghệ qua nhiều giai đoạn

Vào năm 2015, React đã phát triển một phiên bản nguồn mở. Điều này mở ra cơ hội cho cộng đồng các nhà lập trình tham gia đóng góp vào sự phát triển của nó. React cũng được cập nhật và phát triển thông tin liên tục bằng việc ra mắt các phiên bản mới.

Những yếu tố này đã giúp công nghệ trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong cộng đồng phát triển web. Thêm vào đó, cộng đồng phát triển đã đóng góp các thành phần, thư viện, công cụ hỗ trợ khác xung quanh React. Từ đó mở rộng khả năng và phạm vi ứng dụng của nền tảng. 

Tìm hiểu về lộ trình học Reactjs

Để bắt đầu học Reactjs một cách hiệu quả thì bạn có thể tham khảo lộ trình như sau:

Các kiến thức cơ bản về React mà bạn nên biết

Kiến thức cơ bản về HTML, CSS, và Javascript

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về HTML và CSS, cùng với Javascript.
  • Hiểu về các khái niệm cơ bản như DOM manipulation và sự kiện trong Javascript.

Nền tảng về ES6 (ecmascript 6)

  • ES6 là phiên bản javascript tiêu chuẩn mới với nhiều tính năng mạnh mẽ.
  • Hiểu và sử dụng những tính năng mới của ES6 trong việc lập trình với React.

Cập nhật kiến thức về React

  • Hiểu về các khái niệm cơ bản của React như component, state, props, lifecycle.
  • Xây dựng ứng dụng React đơn giản để hiểu rõ về các khái niệm và cách sử dụng.

Công cụ và thư viện kèm theo

  • Học cách sử dụng các công cụ phổ biến như npm, Yarn để quản lý dự án React.
  • Nắm vững Redux hoặc Context API để quản lý trạng thái ứng dụng.

Thực hành và xây dựng ứng dụng thực tế

  • Tạo các dự án thực tế nhỏ hoặc tham gia các khóa học, dự án có hướng dẫn để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
  • Học cách tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng React và xử lý các trường hợp đặc biệt.

Tìm hiểu về React Router và HTTP Request

  • Sử dụng React Router để quản lý định tuyến trong ứng dụng.
  • Hiểu về các yêu cầu HTTP và sử dụng các thư viện như axios để giao tiếp với API.

Tra cứu và tiếp tục học hỏi

  • Cộng đồng React rất lớn và nhiều tư liệu học hỏi miễn phí trên mạng.
  • Học cách tra cứu tài liệu và đặt câu hỏi thông minh để mở rộng kiến thức.

Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều tài liệu, sách và khóa học trực tuyến để bạn nghiên cứu về Reactjs. Hãy thường xuyên thực hành và áp dụng kiến thức vào dự án thực tế. Bởi những điều này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng và hiểu sâu hơn về Reactjs.

Tổng hợp kiến thức cần biết khi học Reactjs

Level cơ bản

Các kiến thức cơ bản mà người học cần biết

Khi học React ở mức độ cơ bản, bạn sẽ cần nắm vững các kiến thức và thực hiện những hoạt động sau đây:

  • Hiểu và sử dụng JSX: JSX là cú pháp mở rộng của javascript cho phép viết HTML trong javascript.
  • Component: Nắm vững cách tạo và sử dụng component, là một khối xây dựng giao diện độc lập và tái sử dụng được trong React.
  • State và Props: Hiểu về cách quản lý trạng thái bằng state và truyền dữ liệu vào component thông qua props.
  • Lifecycle của component: Biết cách quản lý các vòng đời của một component từ khi nó được tạo đến khi bị hủy.

Hoạt động cơ bản

  • Tạo các ứng dụng React đơn giản để hiểu rõ cú pháp JSX và cách tạo component.
  • Quản lý trạng thái và truyền dữ liệu giữa các component sử dụng state và props.
  • Thực hành việc áp dụng sự kiện và các phương thức lifecycle vào các component.

Quản lý trạng thái giao tiếp với API

  • Sử dụng state hoặc hooks để quản lý trạng thái của ứng dụng.
  • Giao tiếp với server thông qua HTTP requests: Tìm hiểu cách sử dụng thư viện như axios để gửi yêu cầu đến một API và xử lý phản hồi.

Cách tận dụng những tiện ích hiệu quả

Tìm hiểu về công cụ liên quan

  • Sử dụng npm hoặc Yarn để quản lý các dependencies trong dự án React.
  • Cài đặt và sử dụng công cụ như create-React-app để tạo một dự án React mới một cách nhanh chóng.
  • Tham gia những dự án thực tế nhỏ hoặc thực hành thông qua các ví dụ cụ thể để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Level nâng cao

Những kỹ thuật và công cụ dưới đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ứng dụng React ở mức độ nâng cao. Bạn hãy theo dõi những phương diện được phân tích dưới đây:

Tổng hợp các kiến thức nâng cao

High Order Components (HOC)

HOC là một kỹ thuật trong React cho phép tái sử dụng logic và UI giữa các components. Bằng cách sử dụng HOC, bạn có thể áp dụng các tính năng thêm vào các components một cách dễ dàng và hiệu quả.

State Management

Quản lý trạng thái là một phần quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng React. Việc lựa chọn một thư viện phù hợp để quản lý trạng thái sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án. Các thư viện như Usercontext Hook, Redux và Mobx cung cấp những cách tiếp cận khác nhau để quản lý trạng thái ứng dụng mà bạn nên tham khảo.

Các trạng thái phát triển bên trong phần mềm

Custom Hooks

Việc tạo ra Custom Hooks giúp bạn chia sẻ giữa các components, đảm bảo mã nguồn trở nên sạch sẽ và dễ bảo trì hơn. Custom Hooks cũng tạo ra sự tách biệt rõ ràng trước giao diện người dùng, đồng thời giúp việc kiểm thử trở nên dễ dàng hơn.

Refs và DOM

Sử dụng refs trong React cho phép bạn truy cập và tương tác với các phần tử DOM trong ứng dụng. Đây là một nền tảng hữu ích khi bạn cần thực hiện các thao tác tương tác trực tiếp với các phần tử HTML. Hoặc khi bạn cần sử dụng các thư viện và API không tương thích với cách làm việc bình thường của React.

Level chuyên sâu

Trong mức độ chuyên sâu, người phát triển React có thể tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến phát triển ứng dụng web. 

Độ khó của những vấn đề cần nghiên cứu tăng dần

Các vấn đề cần tập trung

  • Performance Optimization (Tối ưu hiệu suất): Nghiên cứu cách tối ưu hiệu suất của ứng dụng React, bao gồm tối ưu hóa hiển thị, xử lý dữ liệu và tương tác người dùng. Mục đích nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà và nhanh chóng.
  • Complex State Management (Quản lý trạng thái phức tạp): Nghiên cứu các phương pháp quản lý trạng thái trong các ứng dụng lớn và phức tạp. Trong đó bao gồm sử dụng các thư viện như Redux, mobx hoặc các giải pháp quản lý trạng thái tùy chỉnh.
  • Server-side Rendering (SSR) and Static Site Generation (SSG): Nghiên cứu về cách triển khai Server-side Rendering và Static Site Generation trong ứng dụng React để cải thiện SEO và tăng trải nghiệm người dùng.
  • Cross-platform Development (Phát triển đa nền tảng): Nghiên cứu về việc sử dụng React để phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng như web, mobile, desktop.
  • Data Fetching and Management (Lấy và quản lý dữ liệu): Nghiên cứu cách tương tác với API, sử dụng graphql, xử lý real-time data và tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu trong ứng dụng.
  • Security in React Applications (Bảo mật trong ứng dụng React): Nghiên cứu và áp dụng các chuẩn bảo mật để bảo vệ ứng dụng React khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật.

Các công cụ cần sử dụng 

Quá trình cập nhật các công cụ được sử dụng

- Framework Reactjs

  • Nextjs: Next.js là một framework React cung cấp các tính năng như Server-side Rendering, Static Site Generation và Routing mạnh mẽ. Những tiện ích này giúp tăng trải nghiệm người dùng và SEO.
  • Gatsby: Gatsby là một framework tĩnh và chuyên về Static Site Generation. Công cụ hỗ trợ tối ưu hóa hiệu suất và SEO cho các ứng dụng web.

- Thư viện xử lý API giao tiếp với backend

  • Axios: Axios là một thư viện HTTP Client cho phép bạn thực hiện các yêu cầu HTTP từ trình duyệt hoặc Node.js. Công nghệ hỗ trợ xử lý yêu cầu và phản hồi một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Fetch: Fetch là một API tiêu chuẩn của trình duyệt cho phép bạn tạo và xử lý yêu cầu một cách dễ dàng.

Khai thác các công cụ khác nhau được áp dụng

- UI Library

  • Chakra UI: Chakra UI là một thư viện UI cung cấp các thành phần giao diện sẵn sàng để sử dụng. Người lập trình có thể tùy chỉnh dễ dàng và hỗ trợ tích hợp với React Hook Form, Formik.
  • Material UI: Material UI cung cấp các thành phần giao diện theo phong cách "Material Design" của Google, đi kèm với nhiều tính năng mạnh mẽ và tùy chỉnh linh hoạt.
  • Ant Design: Ant Design cung cấp các thành phần giao diện đồ họa và giao diện người dùng được thiết kế sẵn, tương thích với React và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt.

- Tạo form submit dữ liệu

  • React Hook Form: React Hook Form là một thư viện cho phép bạn quản lý và xử lý form một cách đơn giản và hiệu quả thông qua sử dụng React Hooks.
  • Formik: Formik cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và mạnh mẽ để quản lý form trong ứng dụng React, bao gồm cả xác nhận và định dạng dữ liệu.

Tiện ích có tác dụng xác nhận dữ liệu tốt nhất

- Testing, Validation

  • Jest: Jest là một framework kiểm thử javascript phổ biến, được sử dụng rộng rãi để kiểm tra code React thông qua việc viết các test case.
  • Cypress: Cypress là một công cụ kiểm thử kết hợp cả tính năng kiểm thử end-to-end và kiểm thử đơn vị, giúp đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của ứng dụng.

- Documentation

  • Storybook: Storybook là một công cụ phổ biến dùng để tạo và quản lý hệ thống hướng dẫn sử dụng và mô tả các thành phần giao diện trong ứng dụng React, giúp tăng cường khả năng tái sử dụng và kiểm thử.

Tạm kết

React là gì? Như vậy là FPT Shop đã giúp bạn đưa ra đầy đủ thông tin giải đáp câu hỏi này. Mong rằng bạn đọc có thể cập nhật những kiến thức hữu ích và xác định con đường phát triển thành lập trình viên React hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

Bên cạnh đó, FPT Shop cung cấp rất nhiều mẫu máy tính xách tay đời mới và có cấu hình cao. Để lựa chọn dòng máy chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc, bạn có thể đến cửa hàng hoặc theo dõi trang chủ của FPT Shop. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi mua sắm tại đây!