MOOC: Khóa học đại chúng mở trực tuyến được ứng dụng trong việc học của học sinh, sinh viên
MOOC có tên gọi Tiếng Anh là Massive Open Online Course, đây được xem là khóa học đại chúng mở trực tuyến. Trong những năm gần đây, MOOC phát triển mạnh mẽ do tác động của công nghệ thông tin và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với cuộc sống con người, đặc biệt là đối với mảng giáo dục.
Để hiểu hơn về khái niệm, lịch sử hình thành, phân loại của MOOC thì cùng FPT Shop khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Khám phá MOOC là gì?
Thời đại ngày nay chứng kiến sự ảnh hưởng đáng kể của công nghệ thông tin đối với lĩnh vực giáo dục đã mở ra một cách tiếp cận mới. Với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, học sinh thế kỷ 21 hiện nay đặt sự quan tâm rất nhiều vào việc học các kỹ năng mới thông qua việc tận dụng công nghệ.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam, hình thức học trực tuyến (e-learning) đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự phát triển này bắt đầu từ việc sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) như một công cụ chung, từ đó mở rộng sang việc xây dựng các nền tảng khác như Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) và OpenCourseWare (OCW) đánh dấu sự đa dạng và tích hợp trong quá trình giảng dạy và học tập.
Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, hình thức giáo dục trực tuyến đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và được khuyến khích mở rộng ra toàn cầu. Mục tiêu của việc này là tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giảm thiểu chi phí vận chuyển, khuyến khích việc học suốt đời.
Để đáp ứng với số lượng tăng nhanh của cộng đồng học sinh, sinh viên, MOOC xuất hiện và được xem là một phương thức học trực tuyến tiên tiến có thể truy cập miễn phí trên toàn cầu thông qua các website. Phương thức học này không chỉ mang đến sự tương tác, kết nối mở giữa học sinh và giáo viên, mà còn tạo nên một cách học trực tuyến mới khiến cho quá trình học trở nên linh hoạt và thú vị hơn rất nhiều.
Lịch sử hình thành và phát triển của MOOC
Trước khi bước vào thời kỷ Kỹ thuật số, hình thức đào tạo từ xa đã xuất hiện thông qua các khóa học được trao đổi thư từ giai đoạn khoảng năm 1890 - 1920. Sau đó, chương trình phát thanh, truyền hình được sử dụng để truyền đạt các khóa học và hình thức e-learning.
Đến những năm 2000, hình thức học tập bắt đầu có sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến và hình thức đào tạo từ xa. Sự xuất hiện ngày càng tăng của môi trường trực tuyến, cùng với cơ hội học tập mở rộng đã điều chỉnh cảnh quan giáo dục cùng sự phát triển MOOC.
Ý tưởng ban đầu của MOOC xuất phát từ tài nguyên giáo dục mở. Lần đầu tiên, thuật ngữ MOOC được giới thiệu vào năm 2008 bởi Dave Cormier (Đại học Prince Edward Island) và Bryan Alexander (Viện Công nghệ Quốc gia về Giáo dục Khai phóng). Đây là nền tảng của sự phát triển tiếp theo của các khóa học như Chủ nghĩa Kết nối và Kiến thức được George Siemens (Đại học Athabasca) và Stephen Downes (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia) tiến hành.
Việc triển khai MOOC được coi là mới mẻ và đang ở giai đoạn phát triển đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, các trường đại học đã bắt đầu áp dụng nền tảng MOOC để đào tạo sinh viên, nhằm đẩy mạnh phương pháp học tập kết hợp và chuyển đổi cách giảng dạy thông qua việc ứng dụng phòng giảng TeCC (Phòng Hợp tác Hỗ trợ Công nghệ). Với phương pháp học tập này, khoảng từ 30% đến 80% nội dung khóa học được tích hợp trực tuyến để bổ trợ hoặc thay thế cho học trực tiếp tại trường.
Từ khi MOOC được giới thiệu lần đầu, MOOC đã trở thành đối tượng tranh cãi về giá trị học thuật và tầm quan trọng trong giáo dục. Đối với nhóm người yêu thích MOOC cho rằng nền tảng này hiện đang cung cấp được chất lượng giáo dục đảm bảo. Ngược lại, đối với nhóm phản đối MOOC lo ngại rằng nền tảng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống giáo dục cấp đại học. Ngoài ra, có nhóm người còn đặt nghi vấn về khả năng MOOC có thể giúp sinh viên có thể hiểu sâu và học đảm bảo hay không.
Định nghĩa của MOOC là gì?
MOOC là một khóa học đào tạo trực tuyến có thể truy cập khi được kết nối với Internet và được phép tham gia không giới hạn. Bên cạnh các nguồn tài liệu truyền thống như bài giảng video, tài liệu đọc và bài tập, nhiều nền tảng MOOC còn cung cấp các diễn đàn tương tác người dùng để hỗ trợ cho cộng đồng giữa sinh viên, giáo sư và trợ giảng.
MOOCs là một phương tiện học tập mới và đã trở thành đối tượng nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo từ xa. Ban đầu, các MOOC thường tập trung vào tính năng truy cập người dùng mở, ví dụ như MOOC miễn phí mở tất cả nội dung, cấu trúc và mục tiêu học tập, nhằm khuyến khích người dùng học đi, học lại và sử dụng nguồn tài liệu. Sau này, một số MOOC sẽ giới hạn và áp dụng khóa lại các nội dung trên khóa học của họ, nhưng vẫn đảm bảo toàn quyền miễn phí truy cập cho sinh viên.
Phân loại
Phân loại các khóa học MOOC
- Khóa học tổng quát: Đây là những khóa học phổ biến được cung cấp tại mọi trường học.
- Khóa học kỹ năng: Là khóa học nhằm phát triển nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng cá nhân. Ví dụ: khóa học tiếng Tây Ban Nha, khóa học giao tiếp và quản lý thời gian,...
Quá trình phát triển MOOC đòi hỏi việc lên kế hoạch cẩn thận. Vì vậy nên một khóa học thông thường MOOC sẽ kéo dài từ 6 - 14 tuần.
Phân loại MOOC
MOOC được phân thành 2 loại: cMOOCs và xMOOCs.
- cMOOCs: Dựa trên nguyên tắc của phương pháp sư phạm liên kết, thông qua việc tổng hợp tài liệu, tái cấu trúc với mục đích linh hoạt để hỗ trợ việc học trong tương lai. Các phương pháp thiết kế giảng dạy của cMOOCs hướng đến việc kết nối cộng đồng học viên để họ có thể tương tác và hợp tác trong việc giải quyết các câu hỏi, vấn đề hay dự án chung.
- xMOOCs: Cấu trúc thường là một giáo trình cụ thể và rõ ràng, bao gồm các bài giảng được ghi lại và các bài kiểm tra tự đánh giá. Mặc dù chúng sử dụng các yếu tố từ MOOCs ban đầu, nhưng thực tế cho thấy các nền tảng công nghệ thông tin thường đóng vai trò đối tác để phân phối nội dung cho tổ chức. Người hướng dẫn đóng vai trò là chuyên gia chia sẻ kiến thức, nhưng vấn đề tương tác giữa sinh viên với người hướng dẫn chỉ hạn chế trong việc yêu cầu hỗ trợ và thảo luận.
Kinh nghiệm của nhà giáo dục
MOOCs thường tích hợp công nghệ điện toán đám mây và được tạo ra thông qua các hệ thống tác giả. Công cụ tạo tác giả để phát triển MOOC là các gói phần mềm chuyên biệt dành cho giáo dục như IMC Content Studio, Elicitus và Lectora. Tất cả được thiết kế để dễ sử dụng và bổ trợ các tiêu chuẩn học tập điện tử.
Theo khảo sát, do một số vấn đề bất cập trong cách giảng dạy và việc áp dụng MOOC vào môi trường giáo dục của nhà trường, đã có một số phương pháp thay thế MOOC như:
- DOCC (Khóa học hợp tác phân tán mở) không tập trung vào việc giảng dạy những kiến thức, giáo trình chuyên biệt cho một số ít người sử dụng mà phân bổ kiến thức cho mọi người tham gia, như vậy sẽ dễ dàng mang lại hiệu quả hơn khi không nhắm đối tượng tập trung vào 1 hoặc 2 cá nhân.
- SPOC (Khóa học nhịp độ cá nhân trực tuyến) được tạo ra nhằm nắm bắt tốc độ học tập của người học và có sự linh hoạt trong thời gian, giáo trình luyện tập của từng người.
Lời kết
Qua bài viết, bạn đã hiểu và có góc nhìn toàn diện hơn về MOOC trong ngành giáo dục nói chung và trong việc đào tạo giảng dạy, học tập trực tuyến nói riêng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và thị trường thì MOOC ngày nay như một công cụ không thể thiếu giúp con người học tập và chia sẻ kiến thức.
Xem thêm:
- Ứng dụng Pino: Sổ liên lạc học sinh online, giúp theo dõi tình trạng học tập chi tiết
- Vietjack: Ứng dụng học tập, thi thử online cho học sinh, sinh viên muốn nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao
Để có hiệu suất cao trong quá trình học tập, đặc biệt là trong thời đại hầu hết mọi thứ đều được xử lý trực tuyến thì việc sở hữu một thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, hoặc laptop là rất cần thiết trong cuộc sống thường ngày.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm mua sắm đáng tin cậy, FPT Shop là lựa chọn không thể bỏ qua với những sản phẩm điện tử chất lượng từ những thương hiệu uy tín với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.
Khám phá thêm về các sản phẩm laptop tại đây: