Low-code là gì? Đặc điểm và tương lai của low-code trong giới công nghệ thông tin
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Lê Thị Hồng Nhung
1 năm trước

Low-code là gì? Đặc điểm và tương lai của low-code trong giới công nghệ thông tin

Low-code nổi lên như một xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giải quyết những thách thức về nhu cầu ngày càng tăng trong việc phát triển phần mềm. Vậy Low-code là gì và có thực sự thay thế code truyền thống? Cùng FPT Shop đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Tổng quan về low-code là gì?
Lập trình viên có bị thay thế bởi low-code không
Tương lai của low-code
Tạm kết

Low-code đã trở thành một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực IT khi mà nhu cầu về phát triển ứng dụng mới ngày càng tăng lên, đặt ra thách thức lớn cho các nhà phát triển phần mềm. Low-code mở ra những cơ hội mới giúp việc xây dựng ứng dụng một cách dễ dàng hơn, thậm chí là bởi những người không chuyên về lập trình. Cùng FPT Shop khám phá cách mà Low-code đã tác động đến ngành phát triển phần mềm hiện nay nhé.

Tổng quan về low-code là gì?

Low-code là gì?

Low-code, hoặc no-code là một hướng phát triển phần mềm mà không yêu cầu sự chuyên sâu về việc viết mã lập trình. Trong mô hình này, các nền tảng low-code cung cấp các thành phần đã được xây dựng sẵn, tương tự như các mảnh ghép Lego. Người sử dụng chỉ cần chọn những thành phần (components) phù hợp, sau đó sử dụng tính năng kéo và thả (drag-and-drop) để ghép nối chúng và cấu hình theo yêu cầu cụ thể. Việc này giúp tạo ra ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không cần phải viết nhiều hoặc không cần viết mã lập trình nào.

Hiện nay, có nhiều nền tảng low-code xuất hiện trên thị trường, mang lại sự thuận tiện và dễ sử dụng cho quá trình phát triển phần mềm. Các ví dụ như bubble.io, airdev.co, webflow.com, zapier.com, airtable.com, hay thậm chí là Microsoft Excel và PowerPoint, đều là những nền tảng low-code, no-code phổ biến và thân thuộc. Tuy nhiên, một số hạn chế của những nền tảng này là người dùng thường bị giới hạn trong phạm vi công cụ cụ thể mà nền tảng đó cung cấp, không thể mở rộng phát triển ra khỏi nền tảng đã chọn.

Low-code là xu hướng phát triển phần mềm không yêu cầu sự chuyên sâu về code

Với những ưu điểm mà low-code mang lại, nền tảng này có thể thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và hỗ trợ tự động hóa các quy trình làm việc. Phương pháp low-code đang trở thành một hướng tiếp cận phát triển phần mềm linh hoạt và phù hợp với đa dạng các doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ đến lớn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp lớn, low-code là một lựa chọn hiệu quả giúp tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng tự động hóa công việc.Ưu và nhược điểm của low-code platform

Ưu điểm của low-code

Việc sử dụng các nền tảng low-code và no-code mang đến một lợi ích to lớn vì bất kỳ ai cũng có thể khám phá và ứng dụng chúng, dù có kiến thức về code hay không. Điều này tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho mọi người muốn triển khai sản phẩm mà không cần phải có kiến thức sâu về lập trình. Đối với các startup, đây là công cụ hỗ trợ quan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển ứng dụng của riêng họ.

Một ưu điểm quan trọng khác đó là khả năng giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động một cách linh hoạt hơn. Sử dụng low-code platform mang lại sự tinh gọn cho quá trình làm việc, làm cho mọi công đoạn trở nên hiệu quả hơn.

Ví dụ, trong quy trình làm việc truyền thống, CEO hoặc Product Manager thường đưa ra ý tưởng, sau đó cần một chuỗi các bước phức tạp như họp toàn team để kiểm thử flow, chốt ý tưởng, lên kế hoạch, và hiện thực. Điều này thường mất nhiều thời gian và liên quan đến nhiều thành viên trong đội.

Low-code platform mở ra một cách tiếp cận khác, giúp giảm bớt những bước phức tạp ở giữa quy trình. CEO và Product Manager không chỉ đưa ra ý tưởng mà còn có khả năng tự thực hiện và kiểm thử giải pháp trực tiếp trên nền tảng low-code. Điều này giúp họ kiểm thử ý tưởng và triển khai các tính năng một cách nhanh chóng, mà không cần phải chờ đợi và phụ thuộc vào nhiều bước trung gian. Quá trình trở nên linh hoạt hơn, giúp tối ưu hóa thời gian và nỗ lực của đội ngũ phát triển.

Tuy low-code platform giúp "thử nghiệm" ý tưởng nhanh chóng và xây dựng những giải pháp hỗ trợ cho công ty, nhưng nó chỉ thực sự hiệu quả khi áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Đối với những người không có chuyên môn kỹ thuật và muốn xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh, họ vẫn cần sự tư vấn và hỗ trợ từ các lập trình viên chuyên nghiệp.

Một ưu điểm cuối cùng là khả năng của low-code platform trong việc hỗ trợ người dùng tích hợp với các nền tảng khác và quản lý các khía cạnh như user, database… Tuy nhiên, điều này vừa là ưu điểm và cũng là một khuyết điểm mà sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần dưới.

Low-code có nhiều ưu điểm tiện lợi

Nhược điểm của low-code

Dưới đây là 4 nhược điểm lớn của nền tảng low-code, là những thách thức mà người không chuyên về kỹ thuật có thể gặp khi làm việc với low-code platform:

Đầu tiên, mặc dù low-code có thể hỗ trợ trong việc xây dựng một sản phẩm "chạy" được, nhưng đối mặt với những bước tiếp theo như bảo trì - maintainability, mở rộng - extensibility, khả năng chịu tải - scalability và khả năng làm việc trên cùng một code base - collaboration thì các nền tảng low-code chưa đáp ứng được.

Đây chính là hạn chế lớn nhất khiến low-code platform đến nay vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế các phương pháp phát triển phần mềm truyền thống. Đội ngũ lập trình viên cần khả năng tùy biến liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp, trong khi low-code yêu cầu người dùng phải dựa vào tính năng có sẵn hoặc phải đợi tính năng mới.

Hiện tại, có vẻ như việc công nhận một nền tảng low-code là "ready" chỉ xảy ra khi có một phần mềm có khả năng mở rộng và scale thành công trên đó. Đến lúc đó thì chúng ta mới có thể tự tin trong việc xây dựng những phần mềm phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trên các nền tảng low-code.

Thứ hai, không có một nền tảng low-code nào có thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của người dùng. Mỗi nền tảng chỉ cung cấp những tính năng hạn chế, và điều này làm cho việc xây dựng một sản phẩm phần mềm phức tạp từ đầu đến cuối trở nên khó khăn. Nếu muốn hoàn tất một flow hoàn chỉnh đôi khi phải kết hợp rất nhiều nền tảng với nhau. 

Nếu bạn có kiến thức kỹ thuật sâu rộng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra vấn đề và tìm ra giải pháp. Ngược lại, những người không chuyên sâu về xây dựng hệ thống có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi nền tảng mà họ đã chọn không đáp ứng được nhu cầu hiện tại và không có giải pháp thay thế.

Thứ ba, việc hiểu rõ tường tận từng “chân tơ kẽ tóc” của một nền tảng low-code. Thông thường, chỉ có 1 hoặc 2 người trong đội ngũ là nắm rõ cách hoạt động của nền tảng này. Đối với doanh nghiệp thì đây là một rủi ro lớn.

Trong lập trình truyền thống, các lập trình viên có thể quản lý code thông qua git, có khả năng xem lại lịch sử và quay lại phiên bản cũ nếu cần. Tuy nhiên với low-code nếu những người này rời bỏ đội ngũ, không còn ai hiểu cách nền tảng hoạt động nữa. Điều này đặt ra thách thức lớn là không thể hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng low-code để phát triển phần mềm cho doanh nghiệp lớn vì không đảm bảo tính bảo mật và an toàn về dài hạn.

Low-code vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và rủi ro

Cuối cùng, một điểm yếu lớn khi sử dụng low-code platform là "sự ràng buộc". Khi xây dựng tất cả tính năng trên một platform cụ thể, quá trình phát triển có vẻ thuận lợi ban đầu; tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, người dùng đang tự mình buộc mình và trở nên phụ thuộc vào platform. Điều này đặt ra một thách thức lớn, vì người dùng không biết chính xác hệ thống đang hoạt động như thế nào trong "blackbox" đó. Có rủi ro và sự cố thì cũng hoàn toàn không kiểm soát được.

Khi đến lúc muốn chuyển sang một nền tảng khác, việc này không dễ dàng chút nào, đặc biệt khi dữ liệu để vận hành đã được lưu trữ trên nền tảng hiện tại. Lúc này thách thức không đơn giản chỉ là  chuyển đổi dữ liệu mà còn là vấn đề liên quan đến sự tương thích và đảm bảo tính ổn định của hệ thống khi chuyển đổi. Điều này làm tăng rủi ro và khả năng mất kiểm soát trong quá trình phát triển và quản lý sản phẩm.

Lập trình viên có bị thay thế bởi low-code không

Low-code platform không hướng đến đối tượng chính là lập trình viên mà chủ yếu là những người không muốn hoặc không biết lập trình. Điều này giúp giải quyết các vấn đề cụ thể một cách nhanh chóng, nhưng có thể gặp khó khăn khi triển khai dài hạn.

Mặc dù low-code mang lại hiệu quả ngắn hạn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của lập trình viên. Điều này tạo ra một cơ hội mới cho các lập trình viên. Thay vì phải dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ đơn giản, họ có thể tập trung vào công việc sáng tạo và thách thức hơn. Low-code platform đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ, giúp giải quyết các tác vụ cơ bản.

Một ví dụ dễ hiểu là so sánh với việc di chuyển từ điểm A đến điểm B. Bạn có thể tự lái xe, tương đương với việc lập trình từ đầu. Ngược lại, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ như Grab để tiết kiệm thời gian và công sức, tương tự như việc tận dụng sự tiện lợi của nền tảng low-code. Cả hai cách tiếp cận đều có giá trị của riêng mình và không thay thế lẫn nhau.

Nhìn nhận về thực tế, việc một lập trình viên được đánh giá cao không chỉ dựa trên khả năng code xuất sắc mà còn bởi những giá trị khác như sự linh hoạt và tư duy phân tích, khả năng bóc tách và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, điều mà một người không có kinh nghiệm lập trình sẽ khó mà đạt được. Ngay cả mô hình AI cũng khó có thể thay thế được khả năng xử lý vấn đề của lập trình viên được.

Ví dụ, khi khách hàng phát hiện vấn đề, một lập trình viên có thể nhanh chóng xác định vị trí của vấn đề trong code, vì họ am hiểu code base nhất. Điều này giúp giải quyết vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Ngược lại, khi một người không chuyên kỹ thuật sử dụng nền tảng low-code và gặp vấn đề, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu nguyên nhân cụ thể của vấn đề. Điều nguy hiểm nhất là họ có thể không thể hiểu đúng vấn đề mà khách hàng đang gặp, và thậm chí khi họ đã hiểu, họ có thể không có khả năng sửa lỗi.

Low-code vẫn chưa thể thay thế vai trò của lập trình viên

Với những hạn chế như đã được đề cập ở phần trước, low-code platform chỉ có thể hỗ trợ trong quá trình phát triển sản phẩm và khó có thể thay thế hoàn toàn vai trò của lập trình viên.

Lúc này, lập trình viên sẽ chuyển đổi sang đóng vai trò như một kiến trúc sư hệ thống – họ sẽ tập trung vào việc suy nghĩ về cách thiết kế module, cách chúng kết nối với nhau, và những khía cạnh kiến trúc tổng thể. Nhìn chung, khi tâm trí và thời gian của lập trình viên được "giải phóng" từ những công việc mà low-code platform có thể hỗ trợ, họ sẽ trở nên ngày càng sáng tạo hơn, tạo ra những giải pháp mới, và đặt ra những đột phá trong công việc của mình. 

Tương lai của low-code

Gartner, một công ty nghiên cứu toàn cầu chuyên cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo về ngành Công Nghệ Thông tin và Công nghiệp, đã dự đoán đến năm 2024, 65% phần mềm sẽ được phát triển trên low-code platform. Điều này chỉ ra rằng low-code không chỉ là xu hướng tạm thời, mà còn là một đổi mới quan trọng và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Giống như việc học một ngôn ngữ lập trình, làm việc với low-code cũng đòi hỏi thời gian và nỗ lực đáng kể để nắm bắt. Có thể tương lai sẽ có một nhóm nghề mới ra đời với những kỹ năng đặc thù như kết nối các khối lego của low-code, hiểu rõ cách hoạt động của các low-code platform, và khả năng giải quyết các thách thức cụ thể.

Lập trình viên truyền thống cũng sẽ phải học những kỹ năng này nếu muốn thích ứng với sự phổ biến của low-code, miếng bánh phát triển phần mềm sẽ trở nên lớn hơn và đa dạng hơn. Mọi người, từ chuyên gia đến người không chuyên, sẽ có cơ hội đóng góp và là một phần trong "miếng bánh" mà không cần phải cạnh tranh hay chen chân lẫn nhau.

Low-code chắc chắn sẽ càng phát triển và là xu thế của tương lai

Tạm kết

Tóm lại, Low-code với sự tiện lợi và linh hoạt đang trở thành một lựa chọn không thể bỏ qua, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp Công nghệ thông tin. Nếu bạn đang là lập trình viên, đừng bỏ qua xu hướng này mà hãy cập nhật thêm nhiều kỹ năng khác để biến Low-code trở thành một trợ thủ đắc lực cho công việc nhé.

Đọc thêm:

Nếu là dân IT thì việc đầu tư một chiếc máy laptop có cấu hình cao là vô cùng quan trọng cho công việc hàng ngày. Đến ngay FPT Shop để chọn cho mình một chiếc máy cấu hình mạnh mẽ, pin trâu và khả năng xử lý đa nhiệm tốt nhất nhé.

Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành