FOB là gì? So sánh về giá FOB và CIF trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
FOB là gì? CIF là gì? giá FOB và giá CIF khác nhau như thế nào. Đây là những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong ngành hàng xuất nhập khẩu. Bài viết hôm nay sẽ là chìa khóa giải mã những câu hỏi đó, mời các bạn cùng theo dõi.
FOB là gì?
FOB là một thuật ngữ được lấy từ Incoterms. Trong đó, Incoterms (International Commerce Terms) là tập hợp bộ quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng, ở đây sẽ quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của của các bên trong hợp đồng ngoại thương bao gồm bên gửi hàng, bên nhận hàng, người giao hàng, bên bảo hiểm,... Hiện tại, phiên bản Incoterms mới nhất là Incoterms 2020. Tùy vào sự thương lượng giữa các bên trong hợp đồng mua bán có thể lựa chọn áp dụng theo phiên bản Incoterms nào. Phiên bản Incoterms được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất là Incoterm 2010.
Tiếp tục trở lại với câu hỏi chính FOB là gì? FOB là từ viết tắt trong cụm từ Free On Board, có nghĩa là người gửi hàng sẽ hết trách nhiệm khi hàng được xếp lên boong tàu. Người bán có trách nhiệm vận chuyển từ kho nội địa ra cảng biển và thuê phương tiện nâng đỡ bốc xếp hàng hóa lên tàu. Điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao trách nhiệm là khi hàng yên vị trên tàu. Người mua sẽ chịu trách nhiệm từ đó cho tới khi hàng hóa được về tới tay mình.
Như vậy boong tàu hay lan can tàu chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa các bên.
CIF là gì?
Tương tự như FOB, CIF cũng là một điều khoản thuộc Incoterms. Theo đó CIF là viết tắt của 3 từ Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí vận chuyển chặng chính). Điều khoản CIF quy định rằng điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán là khi hàng đã được đặt trên boong tàu tại cảng đi, người bán phải chịu các chi phí về vận chuyển và bảo hiểm cho tới khi hàng tới cảng dỡ.
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên để có thể chọn phiên bản Incoterms áp dụng. CIF thường được viết cùng với tên cảng đến. Ví dụ: CIF Tokyo, người đọc sẽ hiểu rằng cảng dỡ hàng là cảng Tokyo.
Tuy nhiên điều khoản CIF này chỉ áp dụng đối với phương thức vận chuyển bằng đường biển quốc tế và đường thủy nội địa (căn cứ theo Incoterms 2020)
Phân biệt giá FOB và giá CIF
Giá FOB là gì?
Căn cứ vào điều khoản FOB trong Incoterms chúng ta có thể tính được giá FOB. Trong đó giá FOB là gồm chi phí của đơn hàng, chi phí vận chuyển từ kho nội địa tới cảng, chi phí đưa hàng lên boong tàu (nếu có).
Lưu ý: Giá FOB không bao gồm vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cho hàng hóa. Trong xuất khẩu hàng hóa, đứng dưới góc độ của người gửi hàng nếu chúng ta sử dụng phương thức vận chuyển là tàu chợ thì sẽ không cần phải trả phí đưa hàng lên tàu.
Ưu điểm: Người bán không cần phải tìm đơn vị vận chuyển hàng hóa chặng chính, không phải trả phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm quốc tế.
Nhược điểm: Bị động trong việc vận chuyển hàng hóa, vì phải đợi người mua book tàu. Bên cạnh đó người bán cũng không chủ động được giá thị trường nếu bên bán phải làm việc với những nhà cung cấp khác nhau, dẫn đến ảnh hưởng tới việc thanh toán quốc tế.
Xem thêm: PayPal là gì? Có nên sử dụng Paypal để thanh toán quốc tế không?
Giá CIF là gì?
Đúng như tên viết tắt của điều khoản này, giá CIF bao gồm chi phí về hàng hóa, chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm quốc tế.
Lưu ý: Điểm chuyển giao rủi ro là khi hàng được đưa lên tàu nhưng người bán là người phải chi trả tiền bảo hiểm và vận chuyển
Ưu điểm: Giá CIF có lợi hơn cho người mua
Nhược điểm: Chỉ áp dụng đối với vận chuyển bằng đường biển quốc tế hoặc bằng đường thủy nội địa.
Sự khác nhau giữa giá FOB và giá CIF
|
Giá FOB |
Giá CIF |
Điều kiện giao hàng |
Căn cứ theo điều kiện FOB |
Căn cứ theo điều kiện CIF |
Bảo hiểm |
Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa |
Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Theo Incoterms 2010 mua bảo hiểm tối thiểu loại C, theo incoterms 2020 mua bảo hiểm tối thiểu loại A |
Trách nhiệm thuê tàu biển |
Người mua có trách nhiệm thuê tàu |
Người bán có trách nhiệm thuê tàu |
Điểm chuyển giao rủi ro |
Lan can của boong tàu |
Lan can của boong tàu, nhưng người bán có thêm trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã được cập cảng |
Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: FOB có dùng được cho hàng Air hay không ?
Trả lời: Căn cứ theo những điều khoản của Incoterms 2010, Điều khoản FOB chỉ được dùng đối với phương thức vận chuyển đường biển quốc tế và đường thủy nội địa. Nên không thể dùng FOB cho vận chuyển bằng đường hàng không. Bạn có thể cân nhắc sử dụng FCA cho đường hàng không là hợp lý nhất, đứng trên góc độ của người bán.
Câu hỏi: Giá FOB đã bao gồm thuế xuất khẩu chưa?
Trả lời: Giá FOB bao gồm chi phí hàng hóa, thuế xuất khẩu và chi phí vận chuyển từ kho cho tới khi hàng được đặt lên boong tàu. Vậy nên FOB đã bao gồm thuế xuất khẩu rồi. Trên thực tế người bán phải hoàn tất các thủ tục hải quan xuất khẩu để đưa hàng ra tàu.
Câu hỏi: Giá FOB có bảo hiểm không?
Trả lời: Căn cứ theo những điều khoản của Incoterms 2010, người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Vì vậy giá FOB không bao gồm bảo hiểm hàng hóa.
Câu hỏi: FOB trong ngành may là gì?
Trả lời: Trong ngành hàng dệt may, cụm từ FOB cũng được hiểu theo nghĩa của Free On Board, tuy nhiên cách sẽ có nhiều khâu phức tạp hơn. Các xưởng may tự tay lựa chọn chất liệu, mua nguyên liệu đầu vào và hoàn thành sản phẩm. Còn người đặt hàng chỉ có trách nhiệm lấy hàng về và phân phối. Điều này cũng có thể hiểu là mua đứt bán đoạn.
Xem thêm: Ship COD là gì? Đánh giá ưu nhược điểm khi sử dụng dịch vụ ship COD
Lời kết
Với những kiến thức về FOB là gì trong xuất nhập khẩu hy vọng bạn có thể hiểu được những thuật ngữ quan trọng để lựa chọn ra những điều kiện giao hàng phù hợp với hàng hóa và doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với FPT Shop. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài.