:quality(75)/2018_3_24_636575075885032027_ban-se-giat-minh-khi-biet-nhung-du-lieu-ma-facebook-dang-am-tham-thu-thap.png)
Bạn sẽ giật mình khi biết những dữ liệu mà Facebook đang âm thầm thu thập
Sau sự cố rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook, nhiều người dùng đang thắc mắc rằng mạng xã hội Facebook đang lấy dữ liệu gì từ người dùng? Nếu chưa biết thì đây là những điều khiến bạn phải giật mình.
Sau sự cố rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook, nhiều người dùng đang thắc mắc rằng mạng xã hội Facebook đang lấy dữ liệu gì từ người dùng? Nếu chưa biết thì đây là những điều khiến bạn phải giật mình.
1. Thông tin tài khoản khi đăng ký Facebook
Thông tin cá nhân khi đăng ký tài khoản Facebook.
Ngay từ khi đăng ký tài khoản Facebook, người dùng đã phải cung cấp cho mạng xã hội này rất nhiều thông tin về cá nhân mình, chẳng hạn như họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ email,… và Facebook yêu cầu người dùng cần cung cấp thông tin thực dựa trên những giấy tờ hợp pháp. Những thông tin mà người dùng cần phải cung cấp cho Facebook khi đăng ký được xem là những thông tin cơ bản nhất về một con người, do đó mà Facebook đã có thể “biết rõ” về bạn từ lần đầu tiên.
2. Dữ liệu trên thiết bị
Dữ liệu trên thiết bị.
Ngay khi đã có tài khoản và bắt đầu sử dụng Facebook trên các thiết bị di động, người dùng sẽ dễ dàng nhận ra rằng ứng dụng Facebook đòi hỏi quyền truy cập vào nhiều khu vực nhạy cảm trên thiết bị, chẳng hạn như bộ nhớ, danh bạ, micro, vị trí hay đặc biệt là máy ảnh. Như vậy, việc cấp quyền truy cập cho ứng dụng Facebook cũng đồng nghĩa rằng người dùng đang cung cấp cho Facebook một chiếc “chìa khóa” để tiến vào “ngôi nhà” chứa rất nhiều thông tin cá nhân của mình. Đồng thời người dùng sẽ không biết được rằng đâu là những dữ liệu mà Facebook đang âm thầm truy cập.
3. Dữ liệu từ hoạt động trên Facebook
Dữ liệu hoạt động trên Facebook.
Có thể bạn không biết nhưng thực tế rằng Facebook đang thu thập dữ liệu từ chính những hoạt động trên mạng xã hội này. Chẳng hạn như việc người dùng nhấn Like một bài viết nào đó, đăng tải hình ảnh, trạng thái hay nhắn tin,… toàn bộ những dữ liệu này sẽ đều được Facebook lưu trữ, xử lý và dùng để đưa ra những gợi ý trong tương lai. Tuy nhiên, không ai có thể dám chắc rằng Facebook không dùng dữ liệu này cho việc khác hay cung cấp cho một bên thứ 3.
4. Dữ liệu khi dùng ứng dụng của bên thứ 3
Dữ liệu ứng dụng khi dùng các dịch vụ của bên thứ 3.
Ngày nay, rất nhiều trang web hay ứng dụng đều cho phép người dùng có thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook thay cho công đoạn đăng ký tài khoản mới. Điều này mang đến sự tiện lợi ở mức tối đa cho người sử dụng, nhưng cũng cần biết rằng việc người dùng đăng nhập bằng tài khoản Facebook cũng đồng nghĩa rằng bên thứ 3 đang có được những thông tin của bạn từ tài khoản Facebook, và ngược lại Facebook cũng biết được rằng người dùng đang làm gì trên những ứng dụng, trang web của bên thứ 3.
5. Lịch sử truy cập
Lịch sử truy cập.
Có bao giờ người dùng thắc mắc rằng tại sao tài khoản Facebook không bị đăng xuất sau mỗi lần dùng trên trình duyệt và có thể dùng tiếp mà không cần đăng nhập tiếp? Câu trả lời là thông tin đăng nhập của người dùng đã được lưu vào Cache, do đó trong những lần dùng Facebook tiếp theo sẽ dùng lại chính thông tin đã lưu trong Cache để xác thực và rút gọn bước đăng nhập. Điều này có nghĩa rằng thông tin tài khoản của người dùng đang được lưu trong chính Cache (bộ nhớ đệm) và không ai biết được những thông tin này có bị ai đó khai thác hay không.
Trước nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân người dùng có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trong tương lai, cách tốt nhất mà người dùng có thể bảo vệ thông tin cá nhân của mình chính là hạn chế tối đa việc chia sẻ những thông tin này lên Facebook, hay các mạng xã hội, ứng dụng khác. Càng ít người biết thì thông tin cá nhân của bạn càng an toàn.