/2017_6_20_636335624844302000_iPhone-development-0.jpg)
/2018_4_20_636598327269578555_1_7031fdcc71.jpg)
/2018_4_20_636598327269578555_1_7031fdcc71.jpg)
Apple iPhone: Kẻ khuấy đảo công nghệ thế giới (Phần 1)
10 năm trước, iPhone ra đời như một cột mốc quan trọng của thế giới. Nó trở thành định nghĩa rõ ràng nhất cho một khái niệm của thời đại: điện thoại thông minh.
Là một người trẻ của thế hệ 9x hay xa hơn là những bậc phu huynh 8x, 7x,… chắc hẳn bạn là người chứng kiến rõ nhất một trong những thay đổi ngoạn mục của thế giới: sự lên ngôi của điện thoại cảm ứng. Gã khổng lồ Nokia thoái vị để lại một thị trường rộng lớn cho những kẻ đi theo thời đại.
Từ thời khắc đó, xuất hiện một cái tên mà sau này đã trở thành tượng đài và là thách thức to lớn với bất cứ hãng công nghệ nào trên đấu trường cạnh tranh: Apple iPhone.
Xem thêm: Khắc phục lỗi màn hình cảm ứng iPhone không hoạt động
Một dự án tuyệt mật
Có một điều chung nhất là hầu hết các sản phẩm của Apple đều không có khởi điểm rõ ràng. Chúng được phác thảo dựa trên nhiều ý tưởng khác nhau, và phát triển không ngừng nghỉ để biến những điều mơ hồ thành hiện thực. iPhone cũng vậy, Steve Jobs không đơi đến lúc thế giới đổi chiều mới bắt đầu nghiên cứu chiếc điện thoại đầu tiên của mình. iPhone là dự án được khởi xướng vào khoảng cuối năm 2004, nhưng hình hài của nó đã được hình thành một thời gian dài trước đó. Trên thực tế, đã có đến 5 dự án khác nhau về điện thoại hoặc những vấn đề liên quan diễn ra từ năm 2000 ở công ty.
Vấn đề kì lạ nhất mà các nhân viện ở đây được “mục sở thị”, đó là sự biến mất kì lạ của hàng loạt những kĩ sư hàng đầu vào những năm 2000. Nếu là người đọc, bạn sẽ phần nào biết được nguyên nhân, nhưng ở thời điểm đó, đây thực sự là một hiện tượng bí ẩn. Điều này đủ cho thấy, iPhone là một dự án tuyệt mật đến mức nào. Mãi đến năm 2004, người ta mới được biết một phần của kế hoạch sản xuất smartphone, và khi đó thì có vẻ như mọi chuyện đã rồi.
Tầm nhìn của một CEO hàng đầu thế giới
Trước khi nghĩ đến iPhone, Steve Jobs đã phải rất vất vả để có được công ty của mình. Ông bị cách chức một lần và bị buộc phải ra khỏi công ty sau đó, trước khi thực hiện đảo chính để có thể quay lại vị trí lãnh đạo, đưa Apple vực dậy khỏi thua lỗ. Kể từ đó, hàng loạt những sản phẩm quan trọng được nghiên cứu và ra mắt, sau thành công của những chiếc máy tính Mac đời đầu, phải kể đến hệ điều hành MacOS và iPod. Đây cũng là hai yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự hình thành của chiếc smartphone huyền thoại.
Tuy nhiên, đây không phải là một điều dễ dàng. MacOS là một bước tiến quan trọng bậc nhất của Apple bởi trước đó, hãng công nghệ vốn chuyên về sản xuất máy tính, và việc tạo ra một hệ điều hành cho riêng mình để tối ưu hóa chúng thực sự là một bước ngoặt. Còn iPod, sản phẩm mới tinh này không khác gì một con gà đẻ trứng vàng. Nó tạo ra một xu hướng tiêu dùng ồ ạt và có lúc, thiết bị nhỏ bé lại chiếm tới 50% doanh thu của tập đoàn. Hệ quả là, hai phân mảng trên trở thành hai thế lực trong quá trình nghiên cứu.
Nhưng cái mà Steve Jobs muốn là một thiết bị hoàn toàn khác biệt, bởi ông và các cộng sự đã từng thừa nhận rằng, trước iPhone, điện thoại di động là một thứ gì đó rất “củ chuối”. Thế nên, iPhone của ông bắt buộc phải thay đổi cách mà một chiếc điện thoại truyền thống hoạt động, và trọng trách này được đặt lên vai của hệ điều hành. Cuối cùng, những con người tài giỏi nơi đây đã thành công trong việc trích xuất MacOS, biến đổi nó phù hợp với một sản phẩm nhỏ gọn trong lòng bàn tay, từ phần cứng tới phần mềm.
Lại nhắc đến màn hình cảm ứng, yếu tố chính đưa iPhone theo kịp với thời đại. Mặc dù Apple đã đi đúng hướng trong việc lựa chọn hết hợp MacOS và thân hình nhỏ gọn của iPod, nhưng những công đoạn tiếp theo, lại tiếp tục gian nan. Ngay từ khâu xây dựng giao diện, nội bộ nhóm nghiên cứu bắt đầu lục đục bởi một nhóm kĩ sư muốn chiếc điện thoại có màn hình full cảm ứng, nhóm khác lại muốn học tập theo Blackberry, nghĩa là iPhone sẽ mang bàn phím QWERTY vì nó quá thành công.
Một lần nữa, Steve Jobs lại cho thấy sự đúng đắn của mình. Ông tỏ thái độ cứng rắn với những người yêu cầu bàn phím vật lý cho chiếc smartphone, cụ thể là Schiller, phó chủ tịch mảng Marketing của Apple. Vị cố CEO thậm chí đã yêu cầu ngài phó chủ tịch bước ra khỏi dự án nếu vẫn giữ quan điểm của mình. Kết quả, chúng ta đã được chứng kiến một chiếc điện thoại mang tính cách mạng, chứ không phải một sản phẩm lai tạp.
Năm 2004, dự án bắt đầu được hé mở. Cho đến ngày 9/1/2007, tại hội chợ Macworld ở San Francisco, Steve Jobs bước lên sân khấu và tự hào giới thiệu thành quả gần 7 năm qua của hãng, chính thức mở ra một thời đại mới cho công nghệ thế giới.
(Còn tiếp)
NTT