Cụ thể, Forbes hôm nay báo cáo một thẩm phán ở California đã phán quyết rằng, ngay cả khi có lệnh, cảnh sát không thể buộc người dùng iPhone mở khóa thiết bị của họ thông qua các tính năng sinh trắc học.
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/79153/Originals/canh-sat-khong-the-buoc-nguoi-dung-mo-khoa-iPhone-bang-face-Id-1.jpg)
Theo trang Macrumors, trường hợp cụ thể này được xét xử tại Tòa án Khu vực Hoa Kỳ ở Bắc California, cảnh sát đã tìm kiếm lệnh khám xét như là một phần của vụ tống tiền Facebook. Nạn nhân trong vụ án đang được yêu cầu trả một khoản tiền để tránh việc một video nhạy cảm được tung lên mạng.
Cảnh sát muốn sử dụng lệnh khám xét để kiểm tra những tài sản của những người mà họ nghi liên quan đến vụ án này. Và thông qua đó, họ cũng tìm cách mở khóa bất kỳ điện thoại này của những người này thông qua Face ID và Touch ID.
Tuy nhiên, tòa án nói rằng thực sự có lý do để ban hành lệnh khám xét, nhưng cảnh sát đã bị từ chối vì yêu cầu buộc các nghi phạm mở khóa thiết bị của họ bằng cách sử dụng các phương pháp xác thực sinh trắc học. Cụ thể, trong bài phân tích sâu hơn, tòa án đã đã đánh đồng việc xác thực sinh trắc học với mật mã chứ không đơn thuần như việc xác thực bằng DNA.
Được biết, tòa án Mỹ có quy định trong bản sửa đổi hiến pháp thứ 5, trong đó bảo vệ các nghi phạm khỏi việc bị ép buộc chia sẻ mật khẩu truy cập điện thoại. Và các tính năng bảo mật sinh trắc học như Face ID hay Touch ID đều có cùng một mục đích như mật mã là bảo mật nội dung của chủ sở hữu. Do đó “trên thực tế thì chúng tương đương về chức năng”, tòa án này cho biết.
Theo: Macrumors