Windows luôn luôn yêu cầu người dùng phải xác nhận các quyền được cấp cho mỗi hành động/mệnh lệnh được thực thi hoặc truy cập vào các dữ liệu của hệ điều hành này vì việc truy cập đó có thể gây tổn hại đến toàn hệ thống. Hơn nữa, nếu tài khoản Windows mà bạn sử dụng không được cung cấp đầy đủ các quyền được yêu cầu thì bạn không thể truy cập vào các dữ liệu mà bạn cần được. Chính vì lí do đó, thông báo lỗi “You Need Permission to Perform this Action” sẽ hiện ra.
Có 5 cách để sửa lỗi này và chúng đều khá đơn giản.
Một trong những cách đơn giản nhất để sửa lỗi thông báo nói trên là kiểm tra tài khoản mà bạn đang sử dụng trong Windows. Có 3 loại tài khoản chính là Administrator, Standard, Guest. Tương ứng với mỗi loại tài khoản là các quyền điều khiển, sử dụng khác nhau:
Nếu bạn đang sử dụng tài khoản thuộc loại Standard hoặc Guest thì bạn sẽ buộc phải cần đến một số quyền để có thể truy cập vào dữ liệu và thư mục mong muốn.
Xem thêm: Tắt Windows Defender hoàn toàn trên Windows 10
Để kiểm tra loại tài khoản, bạn hãy vào Control Panel -> User Accounts. Tài khoản của bạn sẽ được hiển thị chi tiết tại đây.
Một tài khoản thuộc loại Administrator có thể chiếm quyền sử dụng của các tài khoản khác. Thỉnh thoảng các quyền dữ liệu sẽ gặp lỗi hoặc một người dùng khác thay đổi quyền truy cập dữ liệu và từ chối quyển sử dụng của tài khoản mà bạn đang dùng.
Hãy click chuột phải vào thư mục hoặc dữ liệu bạn muốn chiếm quyền sử dụng và chọn Properties, sau đó đổi qua tab Security và cuối cùng là Advanced.
Khi cửa sổ Advanced Security Settings hiện ra, bạn hãy chọn Change để mở cửa sổ Select User or Group. Tiếp tục chọn Find Now để mở danh sách các tài khoản đang được sử dụng trên hệ thống rồi tìm đến tài khoản của bạn và bấm OK.
Quay lại cửa sổ Advanced Security Settings, check vào box Replace owner on subcontainers and objects rồi bấm Apply.
Sau khi có toàn quyền sử dụng dữ liệu hoặc thư mục thì các thông báo lỗi sẽ không còn hiện ra nữa.
Bạn có thể tự thêm tài khoản của mình vào nhóm các tài khoản thuộc loại Administrator trong Windows, tuy nhiên cách này sẽ không hiệu quả nếu bạn đang sử dụng loại Standard hoặc Guest.
Hãy làm theo các bước dưới đây để thêm tài khoản Administrator:
Bạn hãy khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực.
Để kiểm tra xem thông báo lỗi có thật sự là lỗi hay không, bạn có thể khởi động chế độ Safe và thử truy cập vào dữ liệu bị ngăn cản trước đó.
Cách đơn giản nhất để vào chế độ Safe này là bấm phím Windows + R, nhập msconfig và bấm Enter. Ở tab Boot, chọn Safe boot trong mục Boot options. Bấm Apply và khởi động lại máy tính.
Khi hệ thống của bạn được khởi động lại, hãy thử truy cập vào dữ liệu mà bạn bị ngăn cản trước đó.
Trước khi quay lại Windows, bạn hãy mở msconfig và bỏ chọn mục Safe boot rồi bấm Apply.
Windows System File Check (SFC) và Check Disk (CHKDSK) là 2 công cụ có sẵn được tích hợp trực tiếp vào Windows để kiểm tra xem liệu có lỗi gì xảy ra với các dữ liệu hiện có trên ổ đĩa hay không.
Để sử dụng SFC thì chúng ta hãy làm như sau:
CHKDSK khác với SFC ở chỗ là nó sẽ quét toàn bộ ổ cứng của bạn để tìm lỗi chứ không phải chỉ là một số loại dữ liệu nhất định. Các bước thực hiện tương tự như trên: gọi Command Prompt bằng quyền Admin và gõ chkdsk/r rồi bấm Enter. Windows sẽ quét ổ cứng để tìm lỗi và nếu phát hiện ra lỗi nào thì nó cũng sẽ tự động sửa ngay các lỗi đó.
Xem thêm: Phải làm sao khi laptop không nhận tai nghe trên Windows 10?
Nhập số điện thoại bạn dùng để
mua hàng tại FPT Shop