/2017_6_21_636336418013379269_5-be-boi-trong-lich-su-apple-fptshop.jpg)
/2018_4_24_636601775833875661_img_8264_1c8b2475a0.jpg)
/2018_4_24_636601775833875661_img_8264_1c8b2475a0.jpg)
5 bê bối lớn nhất trong lịch sử phát triển của Apple mà bạn nên biết
Apple hay bất kì một hãng sản xuất nào đó đều có những scandal riêng và đây là 5 bê bối lớn nhất trong lịch sử phát triển của công ty.
Apple hay bất kì một hãng sản xuất nào đó đều có những scandal riêng và đây là 5 bê bối lớn nhất trong lịch sử phát triển của công ty.
Apple Inc là một công ty và thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Họ thường được các đối thủ khác nhắc tới như là điểm chuẩn cho sự đổi mới ở Silicon Valley - trung tâm siêu cạnh tranh của thế giới công nghệ. Vì vậy, chúng ta không hề thấy ngạc nhiên khi nhà cung cấp iPhone của thế giới lại vượt qua được rất nhiều những chỉ trỉ trích và tranh cãi trong suốt quá trình phát triển của mình. Có những bê bối bình thường và nghiệm trọng của Apple đã được giải quyết hoặc bị lãng quên, trong khi những một vài trường hợp thì vẫn còn đang tiếp diễn. Nếu không có thêm điều gì bất ngờ thì chúng ta hãy cùng nhìn lại 5 scandal lớn nhất của Apple đã phải hứng chịu trong thời gian gần đây.
Antennagate
Antennagate là một trong những vụ bê bối về iPhone lớn nhất từ trước tới nay mà Apple gặp phải. Một phần là do thực tế là nó xảy ra trong nhiệm kỳ của huyền thoại Steve Jobs - Giám đốc điều hành của Apple.
Nó bắt đầu vào thời điểm mà Apple phát hành iPhone 4 (tháng 6 / 2010). Chiếc điện thoại này được thiết kế với một ăng-ten bên ngoài quấn quanh vành của nó như là một biện pháp tiết kiệm không gian. Vấn đề là khi người dùng giữ ngón tay trên khoảng cách giữa hai đoạn ăng ten có thể can thiệp vào tín hiệu và gây ra hiện tượng iPhone 4 bị mất kết nối, làm chất lượng cuộc gọi ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đó là một lỗ hổng ký thuật rõ ràng và rất lớn nhưng Jobs lại làm cho mọi việc tồi tệ hơn trong một thời gian bằng cách tư vấn cho người sử dụng giữ iPhone của họ theo các cách khác nhau.
Antennagate chắc chắn dẫn đến một loạt các vụ kiện vụ kiện tới cho Apple. Công ty công nghệ Mỹ này cuối cùng đã phải phát hành miễn phí các ốp lưng cao su để giải quyết vấn đề sóng điện thoại bị can thiệp cho người dùng. Ngoài ra, họ cũng đã gửi các dịch vụ kiểm tra miễn phí cho người dùng trị giá 15 USD vào năm 2012. Theo nhiều chuyên gia nhận định, Antennagate là một trang "vấy bẩn" trong lịch sử Apple.
Bendghazi
Bendghazi hoặc Bendgate - đó là cách gọi cho scandal mà Apple vướng vào trong năm 2014 với sự ra mắt của một trong những phablet đáng trông đợi nhất lúc đó - iPhone 6 Plus. Chủ sở hữu phát hiện ra rằng thiết bị của họ rất dễ bị uốn cong và vênh sau khi họ ngồi xuống nếu đút điện thoại vào túi quần phía trước.
Các kênh YouTube phổ biến như Unbox Therapy đã phát hành một video chia sẻ về lỗi này trên iPhone 6 Plus với tốc độ lan truyền chóng mặt. Điều này dẫn tới một cuộc khủng hoảng về PR cho Apple thời điểm đó. Công ty Mỹ đã phản ứng bằng cách ghi nhận trường hợp cong của iPhone 6 Plus là "cực kì hiểm" và hứa sẽ thay thế điện thoại miễn phí thông qua các bước kiểm tra trực quan bằng Genius tại Apple Store. Các kỹ sư của Apple đã phải thay đổi khá nhiều trong chất liệu thiết kế của iPhone 6s lúc đó.
Apple trốn 14 tỷ USD tiền thuế ở Ireland
Apple đã bị cáo buộc trốn hơn 14,5 tỷ USD tiền thuế ở Ireland vào năm ngoái, sau khi một cuộc điều tra kéo dài hai năm của Ủy ban châu Âu xác định điều này. Cơ quan hành pháp của EU đã cho rằng công ty Mỹ đã ký các thỏa thuận bất hợp pháp với chính phủ Ailen để giảm tỷ lệ thuế doanh nghiệp thấp hơn so với mức quy định.
Theo Reuters, sự sắp xếp về thuế giữa Apple và Ireland cho phép các công ty chỉ phải trả 3,8% thuế trên 200 tỷ USD lợi nhuận ở nước ngoài trong thập kỷ qua của Apple. Phản ứng lại với các cáo buộc trên, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã tỏ lập trường cứng rắn phủ nhận. Ông cho rằng các phán quyết của Ủy ban kiểm tra EU nhằm vào mục đích trính chị và thề sẽ chiến đấu với nó tại tòa án.
Chính phủ Ireland đã đứng về phía Apple và cho rằng công ty Mỹ không nợ hàng tỷ USD tiền thuế. Nhà Táo cũng đệ đơn kháng án vất vả vào cuối năm ngoái cho rằng phát hiện của Ủy ban châu Âu là sai sự thật. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu phản ứng với Business Insider : “Ủy ban sẽ bảo vệ quyết định của mình tại tòa án.”
Lỗi cảm ứng
Năm ngoái, một số lượng lớn người dùng iPhone 6 và iPhone 6 Plus bắt đầu báo cáo một vấn đề với các thiết bị của họ. Cụ thể, điện thoại họ sử dụng xuất hiện một thanh màu xám nhấp nháy xuất hiện ở phía trên cùng của màn hình và toàn bộ màn hình đôi khi không phải hồi các thao tác cảm ứng. Vấn đề này thậm chí còn lan rộng tới mức được gọi là "bệnh cảm ứng" khiến nhiều người dùng các models nói trên lo lắng.
Cuối tháng mười, Apple công khai thừa nhận rằng “bệnh cảm ứng” là một vấn đề đối với iPhone 6 Plus. Công ty tuyên bố rằng “một số thiết bị iPhone 6 Plus hàng trưng bày có thể phát sinh các lỗi về màn hình không mong muốn trong quá trình sử dụng.” Apple cũng hứa sẽ hỗ trợ người dùng chi phí 149 USD trong gói 329 USD để sửa chữa màn hình đối với các model nằm trong diễn có nguy cỡ lỗi cảm ứng.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã từ chối và không thừa nhận đó là kết quả của các sai sót kĩ thuật cũng như đẩy trách nhiệm cho người dùng làm hư hại thiết bị mà họ sử dụng. Có một số vụ kiện vụ kiện tập thể thông qua tòa án ngay về “Bệnh cảm ứng” tố cáo Apple thiếu trách nhiệm.
Hoàn cảnh lao động tại Nhà máy Trung Quốc của Apple
Apple được biết tới với rất nhiều chuỗi cung ứng ở nước ngoài. Đây cũng là điểm nóng chính trị trong chiến dịch tranh cử của Trump được nhắc tới nhiều. Cụ thế, các cáo buộc liên quan tới điều kiện làm việc thực sự rất hạn chế của công nhân Foxconn ở Trung Quốc đã dẫn đến việc tự tử của 14 người vào năm 2010.
Năm 2011, ba công nhân Foxconn đã thiệt mạng trong một vụ nổ nhà máy đó tiếp tục nhấn mạnh môi trường nguy hiểm mà các nhà cung cấp của Apple đã phải chịu đựng. Trong bối cảnh các vụ tự tử gia tăng, Apple đã buộc phải soạn thảo và xuất bản một tập hợp các hướng dẫn điều kiện làm việc an toàn cho các chuỗi cung ứng của mình. Thật không may, BBC đã điều tra rằng những tiêu chuẩn tại các nhà máy Apple thường không đạt tiêu chuẩn (báo cáo năm 2014).
Các phóng viên bí mật cho biết công nhân tại những nhà máy này phải đối mặt với việc ép buộc làm thêm giờ, điều kiện ký túc xá chật chội và áp lực lao động căng thẳng, mệt mỏi... BBC cũng tìm thấy bằng chứng đáng lo ngại rằng những công ty cung ứng của Apple còn sử dụng cả các lao động trẻ em để khai thác các quặng trong điều kiện nguy hiểm ở Indonesia.
Đầu năm nay, sinh viên NYU Dejian Zeng đã tiến hành riêng nghiên cứu độc lập các điều kiện làm việc tại nhà máy lắp ráp iPhone Pegatron ở Thượng Hải và báo cáo tương tự rằng công nhân rất vất vả và làm thêm giờ bắt buộc.
Ngọc Bình
Theo idropnews