Khái niệm, thuật ngữ, chức năng của Root và Firmware của Android

thachlc
vào ngày 27/07/2015 câu trả lời• 1.342 lượt xem

Ở phần 1 thì chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc một số khái niệm và thuật ngữ về Android như Kernel, Recovery, Baseband. Còn ở phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ tập trung nói về những khái niệm và thuật ngữ quan trọng khác về Root và Firmware nó có thể giúp bạn đọc hiểu ra và áp dụng ra sao.

 

Khái niệm, thuật ngữ, chức năng của Root và Firmware của Android 1


Xem thêm:

Vận hành điện thoại Android như thế nào mới đúng cách?

Hướng dẫn xóa cache, vào Safe Mode và đưa về Factory Reset trên thiết bị android

 

Không mất thời gian của bạn nữa, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc nội dung ở bài viết này gồm có hai hạng mục quan trọng là Root và Firmware.

 

  1.  Root

 

Khái niệm, thuật ngữ, chức năng của Root và Firmware của Android 2

 

  • Root được hiểu là bạn có thể toàn quyền truy cập vào hệ thống. Bản có thể chủ động điều khiển và quyết định nên làm gì với nhứng thứ mà nhà sản xuất đã ẩn nó đi. Nói một cách khác Root giúp chúng ta chiếm quyền admin, giúp ta quản trị, truy xuất vào nhân hệ thống mà bình thường là không thể.

 

  • Thuật ngữ Root sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với tầng lớp người sử dụng mua máy về chỉ để sử dụng đơn thuần mà không muốn tìm hiểu sâu hơn về chiếc điện thoại. Nhưng nó lại là thuật ngữ được nhiều người khác tìm hiểu bởi nhóm người này ngoài việc sử dụng còn muốn làm chủ chiếc máy mình bỏ tiền ra mua một cách thực sự. Bởi nếu được Root thì bạn có thể làm được nhiều điều với nó như truy cập vào các ứng dụng mà nhà sản xuất đã ẩn đi trước đó hoặc kích hoạt một tính năng quan trọng và cần thiết nào đó cảu chiếc điện thoại. Nếu không có nhu cầu thì một lời khuyên là bạn nên sử dụng những gì mà nhà sản xuất trang bị cho máy hiện tại.

 

Ưu điểm của Root là:

  • Có thể thay đổi một số tập tin hệ thống như systemUI, thay đổi logo, thay đổi các icon, thanh trạng thái hoặc hình nền khởi động, xóa đi các tập tin, ứng dụng không quan trọng hay không bao giờ sử dụng đến…

 

  • Sao lưu và khôi phục lại hệ thống một cách dễ dàng hơn nếu máy được Root

 

  • Có thể thay đổi sang các bản Custom Rom với các tính năng tối ưu hóa hơn bản Rom Stock của nhà sản xuất.

 

  • Chắc chắn một điều rằng Root máy sẽ có lợi hơn rất nhiều là không Root mà sử dụng những gì nhà sản xuất mặc định.

 

Nhược điểm:

  • Đừng nên làm dụng việc Root máy quá mà làm ảnh hưởng đến hệ thống như vô tình xóa hoặc thay đổi các tập tin quan trọng không thể thiếu của máy. Sẽ có trường hợp ảnh hưởng của Root là xung đột hệ thống, chết nguồn, mất boot, và lúc này chiếc điện thoại yêu quí của bạn sẽ là một cục gạch hoặc cục chặn giấy thực sự

 

  • Bạn sẽ không còn quyền lợi bảo hành máy nếu Root, nên khôi phục lại hoặc up bản Rom stock trước khi mang đi bảo hành.

 

  • Một điều nữa là nếu Root máy bạn sẽ mất đi chức năng tự động cập nhật phần mềm (Giao thức OTA) trên máy.

 

 

  1. Firmware

 

Khái niệm, thuật ngữ, chức năng của Root và Firmware của Android 3

 

  • Theo cách hiểu là một bản cập nhật phần mềm nhỏ được nhà phát triển hệ điều hành tung ra khắc phục các lỗi còn ở các bản trước đó hoặc nâng cấp toàn bộ hệ thống của phiên bản trước đó sang một phiên bản tối ưu và nhiều tính năng hơn.

 

  • Hiện nay có quá nhiều người sử dụng các thiết bị di dộng chạy hệ điều hành Android nên các bản cập nhật phần mềm cho từng một dòng máy là điều khó. Máy của bạn sẽ không có các bản cập nhật hệ điều hành mới ngay khi có bản cập nhật từ Google vì trước khi đến tay người dùng thì nhà sản xuất phải xem liệu chiếc máy này có tương thích với bản cập nhật này hay không rồi mới có thông tin update đến trang chủ. Sẽ phải mất một thời gian để có bản cập nhật chính chính đến tay người dùng.

 

  • Đối với một số người không muốn chờ đợi lâu thì họ sẽ đi tìm một bản Rom Cook được các nhóm lập trình trên thế giới viết cho chiếc máy mà họ đang sử dụng. Ví dụ như trong năm nay, bản cập nhật lớn nhất của hệ điều hành Android là phiên bản Android 5.0 Lollipop. Phiên bản này chỉ được cập nhật trên một số thiết bị di động cao cấp còn các dòng máy tầm trung khác đang ở hệ điều hành 4.4.2 Kitkat thì phải chờ thêm một thời gian nữa mới được chính thực cập nhật. Có những phiên bản máy mà hệ điều hành này không phù hợp và vì thế không được nâng cấp.

 

Đó là Root và Fireware, hai thuật ngữ quan trọng mà bạn cần phải hiểu trước khi thực hiện nó.

Nếu đã hiểu và thực sự muốn Root máy thì bạn tham khảo bài viết này.

 

Hãy đón đọc bài viết số 3 tới của chúng tôi để có thể biết thêm về các thuật ngữ khác.

 

Nguồn internet